Tên tiếng anh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?
Tên tiếng anh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?
Theo Mục 1 Phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư 03/2009/TT-BNG hướng dẫn dịch quốc hiệu, tên các cơ quan, đơn vị và chức danh lãnh đạo, cán bộ công chức trong hệ thống hành chính nhà nước sang tiếng anh để giao dịch đối ngoại được quy định như sau:
Như vậy, tên tiếng anh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Socialist Republic of Viet Nam.
Tên tiếng anh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Tên tiếng anh của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ là gì?
Theo Mục 2 Phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư 03/2009/TT-BNG hướng dẫn dịch quốc hiệu, tên các cơ quan, đơn vị và chức danh lãnh đạo, cán bộ công chức trong hệ thống hành chính nhà nước sang tiếng anh để giao dịch đối ngoại được quy định như sau:
Hiện nay, có quy định tên tiếng anh của các loại giấy tờ tùy thân không?
Giấy tờ tùy thân: Tại Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định, người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định tên tiếng anh của các giấy tờ tùy thân. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 01/2020/TT-BTP quy định về tiêu chuẩn và ngôn ngữ phổ biến như sau:
Tiêu chuẩn người dịch và ngôn ngữ phổ biến
1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, người dịch phải có trình độ cử nhân (đại học) ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng đại học trở lên đối với chuyên ngành khác được học bằng thứ tiếng nước ngoài cần dịch. Trường hợp có bằng đại học trở lên đối với chuyên ngành khác được học bằng thứ tiếng nước ngoài cần dịch thì người dịch cần xuất trình thêm bảng điểm hoặc giấy tờ để chứng minh ngôn ngữ học của mình.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A có trình độ thạc sỹ Luật quốc tế tại Trung Quốc, chương trình học bằng tiếng Trung Quốc, nên ông A có đủ tiêu chuẩn để dịch tiếng Trung Quốc. Ông Nguyễn Văn B là cử nhân kinh tế tại Nhật Bản nhưng chương trình học bằng tiếng Anh, nên ông B đủ tiêu chuẩn để dịch tiếng Anh.
2. Ngôn ngữ phổ biến được hiểu là ngôn ngữ được thể hiện trên nhiều giấy tờ, văn bản được sử dụng tại Việt Nam và nhiều người Việt Nam có thể dịch ngôn ngữ này ra tiếng Việt hoặc ngược lại. Ví dụ: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật Bản, tiếng Tây Ban Nha.
Ngôn ngữ không phổ biến là ngôn ngữ ít được thể hiện trên giấy tờ, văn bản sử dụng tại Việt Nam và ít người có thể dịch được ngôn ngữ này ra tiếng Việt hoặc ngược lại. Ví dụ: tiếng Mông Cổ, tiếng Ấn Độ...
Như vậy, ngôn ngữ được viết trên giấy tờ tùy thân có thể được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ, một số giấy tờ tùy thân có ngôn ngữ phổ biến là tiếng việt được sử dụng tại Việt Nam có thể dịch sang ngôn ngữ tiếng anh như sau:
- Hộ chiếu: Passport
- Căn cước công dân: Citizen Identity Card
- Giấy khai sinh: Birth Certificate
- Sổ hộ khẩu: Family Record Book/ Family Register
- Giấy kết hôn: Marriage Certificate
- Bằng lái xe: Driver’s license
- Thẻ tín dụng: Credit card
- Thị thực nhập cảnh: Visa
- Thẻ ngân hàng: Bank-card (ATM card)
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm những nội dung gì?