Kế hoạch hoàn thiện chính sách pháp luật trên lĩnh vực quản lý kinh tế xã hội và phòng chống tham nhũng đến năm 2023?
Kế hoạch hoàn thiện chính sách pháp luật trên lĩnh vực quản lý kinh tế xã hội và phòng chống tham nhũng đến năm 2023?
Căn cứ theo quy định tại Mục 3 Nghị quyết 168/NQ-CP năm 2023, công tác hoàn thiện chính sách pháp luật trên lĩnh vực quản lý kinh tế xã hội và phòng chống tham nhũng đến năm 2023 là một trong các nhiệm vụ của chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Ngoài nhiệm vụ kể trên, tại chiến lược quốc gia, Chính phủ còn đặt ra các nhiệm vụ như sau:
- Kiên toàn tổ chức bộ máy nhà nước, hoàn thiện chế độ công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
- Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực và thu hồi tài sản.
- Tích cực tham gia, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng chống tham nhũng; thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của quốc gia Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Kế hoạch hoàn thiện chính sách pháp luật trên lĩnh vực quản lý kinh tế xã hội và phòng chống tham nhũng đến năm 2023 chi tiết như sau:
Kế hoạch hoàn thiện chính sách pháp luật trên lĩnh vực quản lý kinh tế xã hội và phòng chống tham nhũng đến năm 2023? (Hình từ Internet)
Quan điểm của chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 là gì?
Theo quy định tại Tiểu mục 1 Mục 2 Nghị quyết 168/NQ-CP năm 2023, quan điểm của chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 có những nội dung sau:
- Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, được tiến hành mạnh mẽ, kiên quyết, kiên trì, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ; lấy phòng ngừa là cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách, đột phá; kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa, phát hiện, xử lý và sử dụng đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự;
- Gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiểm soát quyền lực nhà nước, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, củng cố niềm tin của Nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc;
- Tích cực, chủ động hợp tác quốc tế và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tốt về phòng, chống tham nhũng.
Cơ quan nào giám sát công tác phòng, chống tham nhũng?
Theo quy định tại Điều 7 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, các cơ quan giám sát công tác phòng, chống tham nhũng bao gồm:
[1] Đối với phòng chống tham nhũng trong phạm vi cả nước: do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát.
[2] Đối với phòng chống tham nhũng khác:
- Do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thực hiện giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực phụ trách.
- Do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thực hiện giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực phụ trách; đồng thời giám việc phát hiện và xử lý tham nhũng.
- Do Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội thực hiện giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực phụ trách.
- Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn.
Mặt khác, theo Điều 4 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 đối với công tác phòng chống tham nhũng, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong khu vực nhà nước có trách nhiệm như sau:
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; thực hiện quy định khác của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
- Tiếp nhận, xử lý kịp thời phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, tin báo về hành vi tham nhũng.
- Kịp thời cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?