Lộ trình thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030?

Cho tôi hỏi Lộ trình thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030? (Câu hỏi của chị Quế Anh - TP.HCM)

Lộ trình thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030?

Căn cứ theo Mục 4 Nghị quyết 168/NQ-CP năm 2023, lộ trình thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 bao gồm 02 giai đoạn:

[1] Giai đoạn thứ nhất (từ năm 2023 đến năm 2026):

- Trong giai đoạn này tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung nghiên cứu, ra soát, sửa đổi, bổ sung khắc phục những sơ hở bất cập của pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để đề xuất các nhiệm vụ cụ thể trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội Khóa 15, Khóa 16.

- Chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực.

- Hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn 2023 - 2026 (có Kế hoạch kèm theo) và sơ kết việc thực hiện vào năm 2026.

[2] Giai đoạn thứ 2 (từ năm 2026 đến năm 2030):

- Phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn thứ nhất. Trên cơ sở sơ kết, căn cứ yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng và tình hình thực tiễn xây dựng Kế hoạch cụ thể để thực hiện Chiến lược giai đoạn 2026 - 2030 và đẩy mạnh thực hiện toàn diện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược.

- Tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào năm 2031.

Lộ trình thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030?

Lộ trình thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030? (Hình từ Internet)

Mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 là gì?

Theo quy định Mục 2 Nghị quyết 168/NQ-CP năm 2023, mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 bao gồm các nội dung như sau:

[1] Mục tiêu chung: Ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, liêm chính; giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.

[2] Mục tiêu cụ thể:

- Khắc phục những sơ hở, bất cập trong chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhất là những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực.

- Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, kỷ cương, liêm chính.

- Tăng cường các biện pháp phòng ngừa; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh mọi hành vi tham nhũng, tiêu cực, thu hồi triệt để tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát.

- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các cơ quan báo chí, truyền thông; huy động sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng gắn với thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Hành vi nào là hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ quyền hạn thực hiện?

Theo quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, các hành vi hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ quyền hạn thực hiện bao gồm:

- Tham ô tài sản.

- Nhận hối lộ.

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

- Nhũng nhiễu vì vụ lợi.

- Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Trân trọng!

Phòng chống tham nhũng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống tham nhũng
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 có hiệu lực khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đặt điều kiện đối với nhân sự và cơ quan trình nhân sự có phải là hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp phải hoàn thành việc kê khai tài sản thu nhập trước ngày 31/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh sợ trách nhiệm trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực thuộc BYT thường có biểu hiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích của việc xử lý tham nhũng, tiêu cực là gì theo Hướng dẫn 97-HD/BTGTW?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong công tác phòng chống tham nhũng, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi có căn cứ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập sẽ phê duyệt nội dung và ban hành kế hoạch xác minh hằng năm vào thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Chính trị quy định cấm bố trí người thân cùng làm lãnh đạo ở 13 ngành nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những biểu hiện của hành vi tham nhũng vặt hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định 131: Xử lý hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng tiêu cực?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống tham nhũng
Dương Thanh Trúc
604 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào