Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam năm 2023 như thế nào?
Mục tiêu của kiểm toán nội bộ là gì?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 05/2019/NĐ-CP, mục tiêu của kiểm toán nội bộ là thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn, kiểm toán nội bộ đưa ra các đảm bảo mang tính độc lập, khách quan và các khuyến nghị về các nội dung như sau:
- Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro của đơn vị.
- Các quy trình quản trị và quy trình quản lý rủi ro của đơn vị đảm bảo tính hiệu quả và có hiệu suất cao.
- Các mục tiêu hoạt động và các mục tiêu chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ công tác mà đơn vị đạt được.
Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam năm 2023? (Hình từ Internet)
Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam năm 2023?
Căn cứ theo Phụ lục 1 được ban hành kèm theo Thông tư 8/2021/TT-BTC, chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam năm 2023 bao gồm chuẩn mực thuộc tính và chuẩn mực hoạt động.
Các chuẩn mực | Cụ thể |
Các chuẩn mực thuộc tính | 1000 - Mục đích, quyền hạn và trách nhiệm của kiểm toán nội bộ. 1010 - Ghi nhận hướng dẫn bắt buộc trong quy chế kiểm toán nội bộ 1100 - Tính độc lập và khách quan 1110 - Tính độc lập về mặt tổ chức 1111 - Báo cáo trực tiếp với cấp quản trị cao nhất. 1112 - Vai trò của người phụ trách kiểm toán nội bộ ngoài phạm vi kiểm toán nội bộ. 1120 - Tính khách quan của người làm công tác kiểm toán nội bộ 1130 - Sự suy giảm tính độc lập hoặc khách quan. 1200 - Năng lực chuyên môn và tính thận trọng nghề nghiệp 1210 - Năng lực chuyên môn 1220 - Tính thận trọng nghề nghiệp 1230 - Cập nhật kiến thức 1300 - Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng 1310 - Các yêu cầu của chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng 1311 - Đánh giá nội bộ 1312 - Đánh giá độc lập 1320 - Báo cáo về chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng |
Các chuẩn mực hoạt động | 2000 - Quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ 2010 - Lập kế hoạch 2020 - Báo cáo và phê duyệt 2030 - Quản lý nguồn lực 2040 - Các chính sách và thủ tục 2050 - Công tác điều phối và mức độ tin cậy 2060 - Báo cáo ban điều hành cấp cao và cấp quản trị cao nhất 2070 - Bên cung cấp dịch vụ bên ngoài và trách nhiệm của đơn vị với kiểm toán nội bộ 2100 - Bản chất của công tác kiểm toán nội bộ 2110 - Quản trị 2120 - Quản lý rủi ro 2130 - Kiểm soát 2200 - Lập kế hoạch cho các hoạt động đảm bảo hoặc hoạt động tư vấn 2201 - Các vấn đề cân nhắc khi lập kế hoạch 2210 - Các mục tiêu của hoạt động đảm bảo, hoạt động tư vấn 2220 - Phạm vi công việc 2230 - Phân bổ nguồn lực 2240 - Chương trình kiểm toán 2300 - Thực hiện kiểm toán nội bộ 2310 - Nhận diện thông tin 2320 - Phân tích và đánh giá thông tin 2330 - Ghi chép thông tin 2340 - Giám sát thực hiện 2400 - Báo các kết quả kiểm toán nội bộ 2410 - Các tiêu chí báo cáo 2420 - Chất lượng báo cáo 2421 - Sai sót và bỏ sót 2430 - Việc sử dụng cụm từ "Tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam" 2431 - Trình bày các vấn đề không tuân thủ 2440 - Phát hành và gửi báo cáo 2450 - Ý kiến tổng thể 2500 - Giám sát kết quả thực hiện khuyến nghị kiểm toán 2600 - Trao đổi về việc chấp nhận rủi ro |
Chi tiết nội dung các chuẩn mực được quy định tại Phụ lục 1 được ban hành kèm theo Thông tư 8/2021/TT-BTC.
Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ Việt Nam như thế nào?
Theo quy định Phụ lục 2 được ban hành kèm theo Thông tư 8/2021/TT-BTC, nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ Việt Nam đối với người làm công tác kiểm toán nội bộ bao gồm:
[1] Tính chính trực
Tính chính trực của người làm công tác kiểm toán nội bộ thiết lập sự tin tưởng và tạo ra cơ sở cho độ tin cậy đối với các xét đoán của họ.
Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải thực hiện các công việc chuyên môn với sự trung thực, tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm.
- Tuân thủ các quy định pháp luật và công bố các thông tin cần thiết theo yêu cầu của pháp luật và yêu cầu chuyên môn của kiểm toán nội bộ.
- Không tham gia các hoạt động phi pháp hay tham gia các hoạt động làm tổn hại đến uy tín của nghề nghiệp, uy tín của đơn vị.
[2] Tính khách quan
Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo khách quan, chính xác, trung thực, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.
Người làm công tác kiểm toán nội bộ thể hiện mức độ cao nhất về tính khách quan chuyên môn trong việc thu thập, đánh giá và trao đổi thông tin về các hoạt động và quy trình được kiểm tra.
[3] Tính bảo mật
Người làm công tác kiểm toán nội bộ tôn trọng các giá trị và quyền sở hữu thông tin được cung cấp và không tiết lộ các thông tin này nếu không được phép của các cấp có thẩm quyền trừ khi việc tiết lộ thông tin thuộc trách nhiệm chuyên môn hoặc theo yêu cầu của luật pháp.
[4] Năng lực chuyên môn và tính thận trọng
Người làm công tác kiểm toán nội bộ áp dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn trong việc cung cấp các dịch vụ và các hoạt động kiểm toán nội bộ. Đồng thời hành động một cách thận trọng, phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng.
[5] Tư cách nghề nghiệp
Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?