Lạm phát là gì? Nguyên nhân và biện pháp kiểm soát lạm phát là gì?

Cho tôi hỏi lạm phát là gì và nguyên nhân sinh ra lạm phát là từ đâu? Mong được giải đáp thắc mắc!

Lạm phát là gì?

Lạm phát là một vấn đề của kinh tế vĩ mô được rất nhiều người quan tâm. Để hiểu được lạm phát là gì có thể tham khảo nội dung phân tích sau:

Đây là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, dẫn đến sự mất giá của đồng tiền.

Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

Lạm phát có thể được phân loại thành các mức độ khác nhau, dựa trên tỷ lệ lạm phát và tính chất của lạm phát.

[1] Theo tỷ lệ lạm phát

- Lạm phát tự nhiên: Tỷ lệ lạm phát dưới 10%/năm.

- Lạm phát phi mã: Tỷ lệ lạm phát từ 10% đến 100%/năm.

Siêu lạm phát: Tỷ lệ lạm phát trên 100%/năm.

[2] Theo tính chất của lạm phát:

- Lạm phát dự kiếm

- Lạm phát không dự kiến

Theo Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia như sau:

- Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.

- Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

- Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

- Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, chỉ tiêu lạm phát là biểu hiện của mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền nằm trong chính sách tiền tệ quốc gia do Quốc hội quyết định.

Lạm phát là gì? Nguyên nhân và biện pháp kiểm soát lạm phát là gì?

Lạm phát là gì? Nguyên nhân và biện pháp kiểm soát lạm phát là gì? (Hình từ Internet)

Nguyên nhân sinh ra lạm phát là gì?

Để kiểm soát được tình trạng lạm phát xảy ra thì việc xác định nguyên nhân lạm phát là một việc rất quan trọng. Sau đây là một số nguyên nhân chính sinh ra lạm phát:

[1] Do hiệu ứng chi phí đẩy

Là loại lạm phát xảy ra khi chi phí sản xuất hàng hóa và dịch vụ tăng lên, dẫn đến giá cả của hàng hóa và dịch vụ cũng tăng lên.

Chúng xuất hiện khi nguồn tiền được chuyển vào thị trường hàng hóa hay tài sản khác, hay một cú sốc kinh tế tiêu cực,... Điều này dẫn đến chi phí thành phẩm, hàng hóa hay dịch vụ có mức giá cao hơn.

[2] Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng lên, trong khi cung hàng hóa và dịch vụ không tăng kịp.

[3] Lạm phát do cầu thay đổi

Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.

Các biện pháp kiểm soát lạm phát là gì?

Lạm phát là một vấn đề kinh tế vĩ mô quan trọng, có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống của người dân. Để kiểm soát lạm phát, các chính phủ cần thực hiện các biện pháp phù hợp.

Theo Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 thì các biện pháp kiểm soát lạm phát của Chính phủ đề ra gồm có:

[1] Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng;

[2] Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước;

[3] Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng;

[4] Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo;

[5] Tăng cường bảo đảm an sinh xã hội;

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chu Tường Vy
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào