Trợ giúp pháp lý miễn phí cho người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tại cơ sở được thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi trợ giúp pháp lý miễn phí cho người dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn tại cơ sở được thực hiện như thế nào? Câu hỏi từ chị Tiên (Quảng Nam)

Người dân tộc thiểu số nào được hưởng trợ giúp pháp lý?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT quy định đối tượng áp dụng:

Đối tượng áp dụng
1. Người dân tộc thiểu số được hưởng trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Người thường xuyên sinh sống (đã đăng ký thường trú, đã đăng ký tạm trú hoặc có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn) ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn và xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) theo quy định của pháp luật.
b) Người không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, người dân tộc thiểu số được hưởng trợ giúp pháp lý bao gồm:

- Người dân tộc thiểu số thường xuyên sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

- Người dân tộc thiểu số thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

Trợ giúp pháp lý miễn phí cho người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tại cơ sở được thực hiện như thế nào?

Trợ giúp pháp lý miễn phí cho người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tại cơ sở được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Các đối tượng nào thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn?

Tại Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT quy định đối tượng áp dụng:

Đối tượng áp dụng
1. Người dân tộc thiểu số được hưởng trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Người thường xuyên sinh sống (đã đăng ký thường trú, đã đăng ký tạm trú hoặc có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn) ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn và xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) theo quy định của pháp luật.
b) Người không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây viết tắt là Trung tâm), Chi nhánh của Trung tâm (sau đây viết tắt là Chi nhánh); Công ty luật, Văn phòng luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
3. Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm và Chi nhánh; Luật sư, Tư vấn viên pháp luật của các tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan công tác dân tộc địa phương bao gồm: Cơ quan công tác Dân tộc cấp tỉnh và Phòng Dân tộc cấp huyện.
5. Cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Như vậy, các đối tượng thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là:

(1) Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:

- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Chi nhánh của Trung tâm;

- Công ty luật;

- Văn phòng luật sư;

- Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp;

- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

(2) Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:

- Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm và Chi nhánh;

- Luật sư, Tư vấn viên pháp luật của các tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

Trợ giúp pháp lý miễn phí cho người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tại cơ sở được thực hiện như thế nào?

Tại Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT quy định trợ giúp pháp lý miễn phí cho người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tại cơ sở được thực hiện như sau:

- Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý về những vấn đề pháp luật mà người dân tộc thiểu số thường có vướng mắc.

- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề pháp luật về các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người dân tộc thiểu số tại địa phương.

- Tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động để cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người dân tộc thiểu số.

- Lồng ghép hoạt động trợ giúp pháp lý tại cơ sở với hoạt động xét xử lưu động của Tòa án, hoạt động của các tổ chức đoàn thể, hoạt động tìm hiểu pháp luật, lễ hội văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tại địa phương.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào