Điều kiện về nhân sự của cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động?

Cho tôi hỏi điều kiện nhân sự của cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành? Mong được giải đáp!

Điều kiện về nhân sự của cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 104/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 3 Điều 15 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với cơ sở tiêm chủng cố định như sau:

Điều kiện đối với cơ sở tiêm chủng cố định
...
3. Nhân sự:
a) Số lượng: Có tối thiểu 03 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; đối với cơ sở tiêm chủng tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phải có tối thiểu 02 nhân viên có trình độ từ trung cấp chuyên ngành y trở lên, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên;
b) Nhân viên y tế tham gia hoạt động tiêm chủng phải được tập huấn chuyên môn về tiêm chủng. Nhân viên trực tiếp khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; nhân viên thực hành tiêm chủng có trình độ từ trung cấp Y học hoặc trung cấp Điều dưỡng - Hộ sinh trở lên.

Đồng thời tại Điều 10 Nghị định 104/2016/NĐ-CP bị bãi bỏ một số nội dung bởi Điều 14 và sửa đổi bởi khoản 3 Điều 15 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với điểm tiêm chủng lưu động như sau:

Điều kiện đối với điểm tiêm chủng lưu động
1. Việc tiêm chủng tại nhà chỉ được thực hiện tại các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khi đáp ứng các điều kiện sau:
...
d) Nhân sự bảo đảm điều kiện theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
2. Điều kiện đối với điểm tiêm chủng lưu động khác:
...
d) Nhân sự: Có tối thiểu 02 nhân viên chuyên ngành y đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều 9 Nghị định này.

Theo đó, điều kiện về nahan sự đối với cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động như sau:

[1] Đối với cơ sở tiêm chủng cố định:

- Có tối thiểu 03 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên;

Đối với cơ sở tiêm chủng tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phải có tối thiểu 02 nhân viên có trình độ từ trung cấp chuyên ngành y trở lên, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên

- Nhân viên y tế tham gia hoạt động tiêm chủng phải được tập huấn chuyên môn về tiêm chủng

- Nhân viên trực tiếp khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên

- Nhân viên thực hành tiêm chủng có trình độ từ trung cấp Y học hoặc trung cấp Điều dưỡng - Hộ sinh trở lên

[2] Đối với tiêm chủng lưu động:

Có tối thiểu 02 nhân viên chuyên ngành y đáp ứng các yêu cầu sau:

- Nhân viên y tế tham gia hoạt động tiêm chủng phải được tập huấn chuyên môn về tiêm chủng

- Nhân viên trực tiếp khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên

- Nhân viên thực hành tiêm chủng có trình độ từ trung cấp Y học hoặc trung cấp Điều dưỡng - Hộ sinh trở lên

Điều kiện về nhân sự của cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động?

Điều kiện về nhân sự của cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động? (Hình từ Internet)

Quy trình tiêm chủng thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo khoản Điều 5 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về quy trình tiêm chủng như sau:

Quy trình tiêm chủng
1. Việc tiêm chủng phải thực hiện đầy đủ các bước sau:
a) Trước khi tiêm chủng: Khám sàng lọc, tư vấn cho đối tượng tiêm chủng. Trường hợp đối tượng tiêm chủng là trẻ em thì việc tư vấn được thực hiện với cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ;
b) Trong khi tiêm chủng: Thực hiện tiêm chủng theo đúng chỉ định, bảo đảm an toàn;
c) Sau khi tiêm chủng: Theo dõi người được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng để tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.
...

Theo đó, quy trình tiên chủng sẽ thực hiện theo thứ tự như sau:

[1] Khám sàng lọc, tư vấn cho đối tượng tiêm chủng hoặc với cha, mẹ hoặc người giám hộ

[2] Thực hiện tiêm chủng

[3] Theo dõi người được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng

[4] Hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng để tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.

Căn cứ tính giá dịch vụ tiêm chủng gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về giá dịch vụ tiêm chủng như sau:

Giá dịch vụ tiêm chủng
1. Giá dịch vụ tiêm chủng được tính dựa trên các yếu tố sau đây:
a) Giá mua vắc xin;
b) Chi phí vận chuyển, bảo quản vắc xin;
c) Chi phí dịch vụ tiêm chủng.
2. Chi phí dịch vụ tiêm chủng được tính theo từng loại vắc xin, số lần tiêm hoặc uống và được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí trực tiếp, gián tiếp sau đây:
a) Tiền công khám sàng lọc, tư vấn, công tiêm, theo dõi sau tiêm chủng;
b) Tiền vật tư tiêu hao;
c) Tiền điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường trực tiếp cho việc thực hiện dịch vụ tiêm chủng;
d) Khấu hao tài sản cố định; chi phí chi trả lãi tiền vay theo các hợp đồng vay vốn, huy động để đầu tư, mua sắm trang thiết bị thực hiện dịch vụ tiêm chủng (nếu có) được tính và phân bổ vào chi phí của dịch vụ sử dụng nguồn vốn này;
đ) Chi phí của bộ phận gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác để bảo đảm cho hoạt động của cơ sở tiêm chủng.
...

Theo đó, giá dịch vụ tiêm chủng được tính dựa trên các yếu tố sau:

- Giá mua vắc xin;

- Chi phí vận chuyển, bảo quản vắc xin;

- Chi phí dịch vụ tiêm chủng gồm:

+ Tiền công khám sàng lọc, tư vấn, công tiêm, theo dõi sau tiêm chủng;

+ Tiền vật tư tiêu hao;

+ Tiền điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường trực tiếp cho việc thực hiện dịch vụ tiêm chủng;

+ Khấu hao tài sản cố định; chi phí chi trả lãi tiền vay theo các hợp đồng vay vốn, huy động để đầu tư, mua sắm trang thiết bị thực hiện dịch vụ tiêm chủng (nếu có) được tính và phân bổ vào chi phí của dịch vụ sử dụng nguồn vốn này;

+ Chi phí của bộ phận gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác để bảo đảm cho hoạt động của cơ sở tiêm chủng.

Trân trọng!

Tiêm chủng vắc xin
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêm chủng vắc xin
Hỏi đáp Pháp luật
Vắc xin là gì? Trường hợp nào được tiêm vắc xin bắt buộc miễn phí?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch tiêm chủng mở rộng Bộ Y tế mới nhất 2024? Quản lý đối tượng tiêm chủng gồm những nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện về nhân sự của cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn các địa phương lập kế hoạch tiêm chủng vắc xin bắt buộc hằng năm đối với trẻ em? Lịch cung ứng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi khám sàng lọc tại bệnh viện, trẻ đẻ non hoặc nhẹ cân so với tuổi sẽ được tiêm chủng các loại vắc xin nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêm chủng vắc xin
Chu Tường Vy
494 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào