Việc giám sát hoạt động đấu thầu được quy định như thế nào?
Việc giám sát hoạt động đấu thầu được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 86 Luật Đấu thầu 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu như sau:
Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu
...
3. Giám sát hoạt động đấu thầu:
a) Người có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thực hiện công tác giám sát hoạt động đấu thầu của chủ đầu tư, bên mời thầu nhằm bảo đảm quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư tuân thủ quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Hoạt động đấu thầu được giám sát bởi cộng đồng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức việc giám sát hoạt động đấu thầu của cộng đồng;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thuộc Bộ, ngành, địa phương thực hiện việc giám sát thường xuyên hoạt động đấu thầu đối với các gói thầu thuộc dự án, dự án đầu tư kinh doanh, dự toán mua sắm trên địa bàn, lĩnh vực quản lý;
d) Người có thẩm quyền thực hiện việc giám sát hoạt động đấu thầu đối với các dự án, dự án đầu tư kinh doanh, dự toán mua sắm thuộc phạm vi quản lý;
đ) Giám sát hoạt động đấu thầu được thực hiện đối với một hoặc các nội dung sau: hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; quy trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
e) Trình tự, thủ tục giám sát hoạt động đấu thầu của người có thẩm quyền: chuẩn bị giám sát; thực hiện giám sát; báo cáo kết quả giám sát.
....
Như vậy, việc giám sát hoạt động đấu thầu được quy định như sau:
- Người có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thực hiện công tác giám sát hoạt động đấu thầu của chủ đầu tư, bên mời thầu nhằm bảo đảm quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư tuân thủ quy định của pháp luật.
- Hoạt động đấu thầu được giám sát bởi cộng đồng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức việc giám sát hoạt động đấu thầu của cộng đồng.
- Cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thuộc Bộ, ngành, địa phương thực hiện việc giám sát thường xuyên hoạt động đấu thầu đối với các gói thầu thuộc dự án, dự án đầu tư kinh doanh, dự toán mua sắm trên địa bàn, lĩnh vực quản lý.
- Người có thẩm quyền thực hiện việc giám sát hoạt động đấu thầu đối với các dự án, dự án đầu tư kinh doanh, dự toán mua sắm thuộc phạm vi quản lý.
- Giám sát hoạt động đấu thầu được thực hiện đối với một hoặc các nội dung sau:
+ Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
+ Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
+ Quy trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
- Trình tự, thủ tục giám sát hoạt động đấu thầu của người có thẩm quyền:
+ Chuẩn bị giám sát;
+ Thực hiện giám sát;
+ Báo cáo kết quả giám sát.
Việc giám sát hoạt động đấu thầu được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp đối với hoạt động đấu thầu gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 85 Luật Đấu thầu 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp đối với hoạt động đấu thầu như sau:
Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp
1. Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý.
2. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác đấu thầu.
3. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu.
4. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.
5. Thực hiện quyền hạn, trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp gồm có:
- Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý.
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác đấu thầu.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu.
- Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.
- Thực hiện quyền hạn, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 87 Luật Đấu thầu 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định về xử lý vi phạm như sau:
Xử lý vi phạm
....
3. Thẩm quyền quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu được quy định như sau:
a) Người có thẩm quyền cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các dự án, dự án đầu tư kinh doanh, dự toán mua sắm trong phạm vi quản lý của mình;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương;
c) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của Bộ và trên phạm vi toàn quốc.
...
Như vậy, thẩm quyền quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu được quy định như sau:
- Người có thẩm quyền cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các dự án, dự án đầu tư kinh doanh, dự toán mua sắm trong phạm vi quản lý của mình;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương;
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của Bộ và trên phạm vi toàn quốc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?