Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo bao nhiêu?
Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo bao nhiêu?
Căn cứ quy định Mục 1 Bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước và Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 973/2015/UBTVQH13 như sau:
STT | Chức danh | Hệ số | Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
1 | Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội | 1,30 | 377,0 |
2 | Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội | 1,30 | 377,0 |
3 | Trưởng ban thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội | 1,30 | 377,0 |
4 | Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội | 1,30 | 377,0 |
5 | Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước | 1,30 | 377,0 |
6 | Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương | ||
a/ Mức 1 | 1,05 | 304,5 | |
b/ Mức 2 | 1,20 | 348,0 | |
7 | Phó Trưởng ban thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội | 1,10 | 319,0 |
8 | Các chức danh lãnh đạo thuộc Toà án nhân dân tối cao: | ||
a/ Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao | 1,30 | 377,0 | |
b/ Chánh toà Toà án nhân dân tối cao | 1,05 | 304,5 | |
c/ Phó Chánh toà Toà án nhân dân tối cao | 0,85 | 246,5 | |
9 | Các chức danh lãnh đạo thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao: | ||
a/ Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao | 1,30 | 377,0 | |
b/ Vụ trưởng Vụ nghiệp vụ, Viện trưởng Viện nghiệp vụ, Cục trưởng Cục điều tra thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao | 1,05 | 304,5 | |
c/ Phó vụ trưởng Vụ nghiệp vụ, Phó viện trưởng Viện nghiệp vụ, Phó Cục trưởng Cục điều tra thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao | 0,85 | 246,5 |
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
...
Như vậy, hiện nay mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng, và hệ số lương của phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội là 1.30.
Do đó Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo bằng mức lương cơ sở nhân với hệ số như sau:
1.800.000 X 1.30 = 2.340.000 Đồng/tháng.
Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hội đồng dân tộc của Quốc hội có các nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ quy định Điều 69 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc
1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh về chính sách dân tộc; thẩm tra các dự án khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao; thẩm tra việc bảo đảm chính sách dân tộc trong các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Tham gia ý kiến về việc ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc của Chính phủ.
3. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực dân tộc; giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
4. Giám sát văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan đến công tác dân tộc.
5. Trình dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực Hội đồng dân tộc phụ trách.
6. Kiến nghị các vấn đề về chính sách dân tộc của Nhà nước, các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và về những vấn đề khác có liên quan đến công tác dân tộc.
Như vậy, Hội đồng dân tộc của Quốc hội có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh về chính sách dân tộc; thẩm tra các dự án khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao; thẩm tra việc bảo đảm chính sách dân tộc trong các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Tham gia ý kiến về việc ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc của Chính phủ.
- Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực dân tộc; giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Giám sát văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan đến công tác dân tộc.
- Trình dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực Hội đồng dân tộc phụ trách.
- Kiến nghị các vấn đề về chính sách dân tộc của Nhà nước, các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và về những vấn đề khác có liên quan đến công tác dân tộc.
Nhiệm kỳ của Hội đồng dân tộc của Quốc hội là bao nhiêu lâu?
Căn cứ quy định Điều 68 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về nguyên tắc làm việc, nhiệm kỳ và trách nhiệm báo cáo của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội như sau:
Nguyên tắc làm việc, nhiệm kỳ và trách nhiệm báo cáo của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
1. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
2. Nhiệm kỳ của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội theo nhiệm kỳ Quốc hội.
3. Tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội gửi báo cáo công tác của mình đến đại biểu Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội. Tại kỳ họp cuối của mỗi khóa Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội gửi báo cáo tổng kết hoạt động nhiệm kỳ của mình đến đại biểu Quốc hội.
Căn cứ quy định Điều 2 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về nhiệm kỳ Quốc hội như sau:
Nhiệm kỳ Quốc hội
1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.
2. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.
3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.
Như vậy, nhiệm kỳ của Hội đồng dân tộc của Quốc hội sẽ tương ứng với nhiệm kỳ của Quốc hội.
Do đó, nhiệm kỳ của Hội đồng dân tộc của Quốc hội là 05 năm kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?