Khi chấm dứt tập sự hành nghề công chứng thuộc trường hợp không được đăng ký tại thời điểm phải đăng ký tập sự thì bao lâu được đăng ký lại?
- Khi chấm dứt tập sự hành nghề công chứng thuộc trường hợp không được đăng ký tại thời điểm phải đăng ký tập sự thì bao lâu được đăng ký lại?
- Người đăng ký tập sự hành nghề công chứng có phải giữ bí mật về nội dung công chứng hay không?
- Công chứng viên hướng dẫn người tập sự hành nghề công chứng có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Khi chấm dứt tập sự hành nghề công chứng thuộc trường hợp không được đăng ký tại thời điểm phải đăng ký tập sự thì bao lâu được đăng ký lại?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định về việc chấm dứt tập sự hành nghề công chứng, đăng ký tập sự lại như sau:
Chấm dứt tập sự hành nghề công chứng, đăng ký tập sự lại
...
1. Việc tập sự chấm dứt khi người tập sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
l) Thuộc trường hợp không được đăng ký tập sự hành nghề công chứng tại thời điểm đăng ký tập sự.
...
3. Người đã chấm dứt tập sự hành nghề công chứng theo quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét đăng ký tập sự lại khi đủ điều kiện đăng ký tập sự theo quy định tại Thông tư này và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lý do chấm dứt tập sự quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều này không còn;
b) Đã có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc bản án đã có hiệu lực của Tòa án tuyên không có tội; đã được xóa án tích, trừ trường hợp bị kết án về tội phạm do cố ý;
c) Đã chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Sau thời hạn 02 năm kể từ ngày quyết định của Sở Tư pháp về việc chấm dứt tập sự trong các trường hợp quy định tại điểm k, l khoản 1 Điều này có hiệu lực.
4. Người không đạt yêu cầu trong ba kỳ kiểm tra kết quả tập sự trước đó được xem xét đăng ký tập sự lại khi đủ điều kiện đăng ký tập sự theo quy định tại Thông tư này.
5. Việc liên hệ tập sự, hồ sơ và thủ tục đăng ký tập sự lại được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
6. Thời gian tập sự trước khi chấm dứt tập sự không được tính vào thời gian tập sự.
Theo đó, khi bị chấm dứt tập sự hành nghề công chứng thuộc trường hợp không được đăng ký tập sự hành nghề công chứng tại thời điểm phải đăng ký tập sự thì phải đợi sau thời hạn 02 năm kể từ ngày quyết định của Sở Tư pháp về việc chấm dứt tập sự có hiệu lực mới được đăng ký tập sự lại.
Khi chấm dứt tập sự hành nghề công chứng thuộc trường hợp không được đăng ký tại thời điểm phải đăng ký tập sự thì bao lâu được đăng ký lại? (Hình từ Internet)
Người đăng ký tập sự hành nghề công chứng có phải giữ bí mật về nội dung công chứng hay không?
Theo Điều 13 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định về quyền và nghĩa vụ của người tập sự cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người tập sự
1. Người tập sự có các quyền sau đây:
a) Được tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự tạo điều kiện thực hiện các nội dung tập sự theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này;
b) Được công chứng viên hướng dẫn tập sự hướng dẫn các nội dung tập sự, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tập sự;
c) Được thay đổi công chứng viên hướng dẫn tập sự, thay đổi nơi tập sự theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này;
d) Được công nhận hoàn thành tập sự theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này;
đ) Được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này;
e) Các quyền khác theo thoả thuận với tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Người tập sự có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ nội quy, quy chế của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự;
b) Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các công việc thuộc nội dung tập sự quy định tại Điều 6 của Thông tư này theo sự phân công của công chứng viên hướng dẫn tập sự;
c) Bảo đảm thời gian tập sự hằng ngày theo ngày, giờ làm việc của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự;
d) Chịu trách nhiệm trước công chứng viên hướng dẫn tập sự và tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự về kết quả và tiến độ của các công việc được phân công;
đ) Giữ bí mật thông tin về nội dung công chứng và các thông tin có liên quan mà mình biết được trong quá trình tập sự;
e) Lập Sổ nhật ký tập sự hành nghề công chứng, Báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Công chứng, Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và theo thoả thuận với tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.
Như vậy, theo quy định trên thì việc phải giữ bí mật về nội dung công chứng và các thông tin có liên quan mà mình biết được trong quá trình tập sự là một trong những nghĩa vụ của người đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
Công chứng viên hướng dẫn người tập sự hành nghề công chứng có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định về việc công chứng viên hướng dẫn người tập sự hành nghề công chứng có quyền và nghĩa vụ như sau:
- Hướng dẫn người tập sự các nội dung tập sự theo quy định tại Điều 6 Thông tư 08/2023/TT-BTP.
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các công việc của người tập sự do mình phân công.
- Chịu trách nhiệm về kết quả và tiến độ của các công việc mà người tập sự thực hiện theo sự phân công, hướng dẫn của mình.
- Xác nhận vào Sổ nhật ký tập sự.
- Nhận xét, đánh giá về việc tập sự trong Báo cáo kết quả tập sự của người tập sự và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan trong việc xác nhận, nhận xét, đánh giá của mình.
- Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Công chứng 2014 và Thông tư 08/2023/TT-BTP.
Lưu ý: Thông tư 08/2023/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 20/11/2023!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?
- Có mấy nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao?