Công đoàn cơ sở kháng cáo tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án cấp phúc thẩm cần đáp ứng điều kiện gì?
Công đoàn cơ sở có được vận động người lao động thực hiện theo đường lối chính sách của Đảng không?
Theo Điều 15 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 12 được ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở
1. Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân; các chủ trương, nghị quyết của Công đoàn.
2. Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật Nhà nước.
3. Giám sát hoặc tham gia giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể và các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động; tổ chức phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, xã hội.
...
Theo đó, việc vận động người lao động thực hiện theo đường lối chính sách của Đảng là một trong những nhiệm vụ và quyền hạn mà Công đoàn cơ sở được phép thực hiện.
Công đoàn cơ sở kháng cáo tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án cấp phúc thẩm cần đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Công đoàn cơ sở kháng cáo tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án cấp phúc thẩm cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo tiết 1.1 Tiểu mục 1 Mục 2 Phần 2 Hướng dẫn 92/HD-TLĐ năm 2023 quy định về việc Công đoàn cơ sở kháng cáo tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án cấp phúc thẩm cần đáp ứng điều kiện sau đây:
Tương tự như việc xác định các điều kiện khởi kiện, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 không có điều luật quy định trực tiếp về điều kiện Tòa án thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm.
Do đó, cán bộ Công đoàn cần căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 274 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và quy định tại các điều luật khác có liên quan để hướng dẫn cho người lao động, Công đoàn.
- Chủ thể kháng cáo: Tòa án chỉ thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm nếu người kháng cáo có quyền kháng cáo.
Việc xác định người có quyền kháng cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 271 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Cán bộ Công đoàn cần lưu ý để xác định chính xác người có quyền kháng cáo trong từng vụ án tranh chấp, cụ thể:
+ Đối với kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án phát sinh từ tranh chấp lao động cá nhân: người lao động hoặc Công đoàn được người lao động ủy quyền khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động có quyền kháng cáo.
+ Đối với kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về quyền: Cán bộ Công đoàn hoặc công đoàn cấp trên được cán bộ Công đoàn ủy quyền khởi kiện và tham gia giải quyết vụ án có quyền kháng cáo.
+ Đối với kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án phát sinh từ tranh chấp về kinh phí công đoàn: Công đoàn có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về đòi kinh phí công đoàn hoặc Công đoàn được ủy quyền tham gia giải quyết vụ án có quyền kháng cáo.
- Thời hạn kháng cáo: Thời hạn kháng cáo được quy định tại Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể:
+ Thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp người lao động, Công đoàn không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn 15 ngày được tính từ ngày người lao động, Công đoàn nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
+ Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày người lao động, Công đoàn nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Đơn kháng cáo: đơn kháng cáo phải thực hiện theo đúng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 272 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Khi thay đổi nơi làm việc, đoàn viên có phải thông báo với Công đoàn cơ sở của mình không?
Theo khoản 3 Điều 3 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 12 được ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam, thẻ đoàn viên và chuyển sinh hoạt công đoàn như sau:
Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam, thẻ đoàn viên và chuyển sinh hoạt công đoàn
...
3. Chuyển sinh hoạt công đoàn
Khi thay đổi nơi làm việc, đoàn viên thông báo với công đoàn cơ sở nơi sinh hoạt hoặc nghiệp đoàn cơ sở nơi đang sinh hoạt về việc chuyển sinh hoạt công đoàn; trình thẻ công đoàn và bày tỏ nguyện vọng sinh hoạt công đoàn đối với ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc nghiệp đoàn cơ sở nơi đến, để được tiếp tục sinh hoạt.
Ban chấp hành công đoàn nơi sinh hoạt cũ của đoàn viên gạch tên và ghi giảm số lượng; ban chấp hành công đoàn nơi sinh hoạt mới bổ sung tên và ghi tăng số lượng.
Như vậy, theo quy định trên thì khi thay đổi nơi làm việc, đoàn viên phải có trách nhiệm thông báo với Công đoàn cơ sở của mình về việc chuyển sinh hoạt công đoàn.
Ngoài ra, còn phải trình thẻ công đoàn và bày tỏ nguyện vọng sinh hoạt công đoàn đối với ban chấp hành Công đoàn cơ sở nơi đến, để được tiếp tục sinh hoạt.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?