Công đoàn cơ sở có vai trò như thế nào khi khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp các vụ án lao động tại Tòa án?

Cho hỏi: Công đoàn cơ sở có vai trò như thế nào khi khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp các vụ án lao động tại Tòa án? Câu hỏi của anh Hào (Kon Tum)

Trách nhiệm của Công đoàn cơ sở trong khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án như thế nào?

Theo Mục 5 Phần 4 Hướng dẫn 92/HD-TLĐ năm 2023 quy định về nhiệm của Công đoàn cơ sở trong khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án như sau:

- Thực hiện khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án theo Hướng dẫn này.

Trường hợp Công đoàn cơ sở không đủ điều kiện, khả năng hoặc trong các trường hợp khó, phức tạp thì ủy quyền cho trung tâm, văn phòng tư vấn pháp luật, trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động, công đoàn cấp trên đại diện thực hiện.

- Phối hợp chặt chẽ và kịp thời báo cáo với công đoàn cấp trên tình hình giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể.

- Cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án lao động, việc lao động cho công đoàn cấp trên.

- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quyền, nghĩa vụ tham gia khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ án lao động, việc lao động khi được Tòa án triệu tập.

Công đoàn cơ sở có vai trò như thế nào khi khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp các vụ án lao động tại Tòa án?

Công đoàn cơ sở có vai trò như thế nào khi khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp các vụ án lao động tại Tòa án? (Hình từ Internet)

Công đoàn cơ sở có vai trò như thế nào khi khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp các vụ án lao động tại Tòa án?

Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 2 Phần 1 Hướng dẫn 92/HD-TLĐ năm 2023 quy định về vai trò của công đoàn khi khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết các vụ án lao động, việc làm tại Tòa án như sau:

VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN KHI KHỞI KIỆN VÀ THAM GIA TỐ TỤNG DÂN SỰ GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN LAO ĐỘNG, VIỆC LAO ĐỘNG TẠI TÒA ÁN
Vai trò của Công đoàn khi khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết các vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án được quy tại điểm c khoản 2 Điều 75; Điều 88 và điểm d khoản 1 Điều 209; khoản 2 Điều 187; khoản 1 Điều 401; khoản 1 Điều 403 BLTTDS. Theo các điều luật này, vai trò của công đoàn các cấp được thể hiện cụ thể như sau:
1. Công đoàn cơ sở
- Khởi kiện và tham gia giải quyết vụ án tranh chấp về kinh phí công đoàn tại Tòa án.
- Khởi kiện và tham gia giải quyết TCLĐ cá nhân tại Tòa án nếu được NLĐ ủy quyền.
- Khởi kiện và tham gia giải quyết TCLĐ tập thể về quyền tại Tòa án.
- Yêu cầu Tòa án tuyên bố HĐLĐ vô hiệu, TƯLĐTT vô hiệu; yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
- Cử đại diện tham gia vào quá trình giải quyết các vụ án lao động, việc lao động với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ.
- Cử đại diện tham gia vào quá trình giải quyết các vụ án lao động, việc lao động theo chỉ định của Tòa án.
- Cử đại diện tham gia vào phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo yêu cầu của NLĐ.
....

Theo đó, khi khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp các vụ án lao động tại Tòa án, Công đoàn cơ sở có vai trò như sau:

- Khởi kiện và tham gia giải quyết vụ án tranh chấp về kinh phí công đoàn tại Tòa án.

- Khởi kiện và tham gia giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án nếu được người lao động ủy quyền.

- Khởi kiện và tham gia giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tại Tòa án.

- Yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.

- Yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

- Cử đại diện tham gia vào quá trình giải quyết các vụ án lao động, việc lao động với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động.

- Cử đại diện tham gia vào quá trình giải quyết các vụ án lao động, việc lao động theo chỉ định của Tòa án.

- Cử đại diện tham gia vào phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo yêu cầu của người lao động.

Điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở như thế nào?

Theo quy định tại Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở như sau:

Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
1. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp, khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
2. Nghiệp đoàn cơ sở tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, theo địa bàn hoặc theo đơn vị sử dụng lao động, được thành lập khi có từ 05 đoàn viên công đoàn hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
3. Hình thức tổ chức công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
a. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở không có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên.
b. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn.
c. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận.
d. Công đoàn cơ sở có công đoàn cơ sở thành viên.
4. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.

Như vậy, điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam. Để thành lập công đoàn cơ sở, đơn vị cần có tổ chức công đoàn đáp ứng được các điều kiện sau:

- Công đoàn cơ sở được thành lập ở đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật.

- Công đoàn có tối thiểu 05 đoàn viên hoặc người lao động trở lên.

- Các thành viên có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.

Trân trọng!

Công đoàn cơ sở
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công đoàn cơ sở
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn cụ thể của Chủ tịch công đoàn cơ sở cần đáp ứng là gì theo Hướng dẫn 28?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xếp loại Công đoàn cơ sở cuối năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế toán công đoàn, thủ quỹ công đoàn cơ sở có được hưởng phụ cấp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công đoàn cơ sở được thành lập khi có bao nhiêu thành viên? Công đoàn cơ sở được tổ chức theo hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu C34-HD Mẫu Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt mới nhất trong công đoàn cơ sở 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ tiêu phấn đấu đến hết nhiệm kỳ 2023-2028, có bao nhiêu phần trăm (%) doanh nghiệp có 25 lao động trở lên thành lập tổ chức công đoàn cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức Công đoàn Việt Nam có mấy cấp? Nơi chưa có tổ chức công đoàn, người lao động nộp đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam thông qua đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị thanh toán tạm ứng áp dụng cho công đoàn cơ sở mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Công đoàn Việt Nam được tổ chức thành mấy cấp? Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị trợ cấp khó khăn công đoàn cơ sở mới nhất 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công đoàn cơ sở
Nguyễn Trần Cao Kỵ
439 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công đoàn cơ sở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công đoàn cơ sở

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tài chính Công đoàn: Các văn bản liên quan cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào