Dư nợ là gì? Cách tính dư nợ ngân hàng như thế nào?

Cho tôi hỏi dư nợ là gì và cách tính dư nợ ngân hàng như thế nào? Mong được giải đáp!

Dư nợ là gì?

Hiện nay trong các văn bản pháp luật chưa cho quy định cụ thể trả lời cho câu hỏi dư nợ là gì. Tuy nhiên để trả lời cho câu hỏi dư nợ là gì có thể tham khảo nội dung sau:

Dư nợ là khoản tiền nợ mà một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp còn phải trả cho ngân hàng, tổ chức tín dụng sau khi đã nhận được khoản vay. Dư nợ có thể được tính theo kỳ hạn, theo loại khoản vay hay theo đối tượng vay.

Dư nợ có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp. Nếu dư nợ quá lớn, cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ, dẫn đến các vấn đề về tài chính.

Dư nợ hiện nay có thể chia thành các loại như sau:

- Dư nợ tín dụng: là số tiền mà khách hàng vay của các tổ chức tín dụng nhưng vẫn chưa trả hết.

- Dư nợ hiện tại: là khoản tiền nợ đầu tiên ngay khi các ngân hàng và tổ chức tín dụng giải ngân khoản vay cho khách hàng.

- Dư nợ cuối kỳ: là số tiền mà khách hàng đã chi tiêu bằng thẻ tín dụng tính đến thời điểm của kỳ sao kê đó. Khách hàng cần trả lại số tiền này trong khoảng thời gian cho phép. Sau khi đã hoàn trả theo đúng quy định thì dư nợ cuối kỳ sẽ bằng 0.

- Dư nợ giảm dần: là khoản dư nợ còn lại sau khi đã trả được một phần tiền gốc ở các kỳ trước đó, còn tiền lãi sẽ được tính theo số tiền gốc tại thời điểm thanh toán.

- Dư nợ quá hạn: là khoản nợ của người đi vay (có thể là cá nhân hoặc tổ chức) đến kỳ hạn nhưng chưa thanh toán tiền nợ và lãi theo hợp đồng với tổ chức tín dụng.

- Dư nợ thẻ tín dụng: là nợ của của khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng. Đây là khoản tiền mà khách hàng sử dụng thẻ để thanh toán cho mua sắm, rút tiền mặt trước sau sau đó hoàn trả khi đến kỳ hạn đã định.

Dư nợ là gì? Cách tính dư nợ ngân hàng như thế nào?

Dư nợ là gì? Cách tính dư nợ ngân hàng như thế nào? (hình từ Internet)

Tính dư nợ ngân hàng như thế nào?

Dư nợ ngân hàng sẽ được thống kê theo từng ngân hàng, từng khách hàng hay cụ thể hơn là từng khoản vay.

Cụ thể như sau:

Dư nợ = Dư nợ ban đầu + dư nợ giảm dần + dư nợ cuối kỳ + dư nợ quá hạn + dư nợ thẻ tín dụng (nếu có)

Mức lãi suất cho vay đối với các dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 2081/QĐ-NHNN năm 2022 về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2023 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư 11/2013/TT-NHNN như sau:

Mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2023 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15 tháng 5 năm 2013, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 11 năm 2014 và Thông tư số 25/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 7 năm 2016 là 5,0%/năm.

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 486/QĐ-TTg năm 2023 về mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP như sau:

Mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Điều 16 của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, khoản 10 Điều 1 của Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP là 4,8%/năm.

Theo đó, hiện nay mức lãi suất cho vay đối với các dư nợ của khoản cho vay hỗ trợ nhà ở quy định như sau:

- Đối với mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2023 đối với dư nợ của khoản cho vay hỗ trợ nhà ở: là 5,0%/năm;

- Đối với mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở: là 4,8%/năm.

Trân trọng!

Ngân hàng thương mại
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ngân hàng thương mại
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng thương mại phải có thời gian hoạt động bao lâu mới được thành lập văn phòng đại diện?
Hỏi đáp Pháp luật
Một bó tiền ngân hàng có bao nhiêu tờ? Trên giấy niêm phong bó tiền ngân hàng phải ghi nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch ngân hàng thương mại gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài?
Hỏi đáp Pháp luật
Room tín dụng là gì? Ngân hàng hết room tín dụng trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu mã ngân hàng chuẩn xác nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe chở tiền ngân hàng có cấu tạo như thế nào? Xe chở tiền được mua sắm trước ngày 12/02/2024 có được tiếp tục sử dụng?
Hỏi đáp Pháp luật
Vay trả góp là gì? Cho vay trả góp của ngân hàng là gì? Lãi suất vay tối đa của ngân hàng bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào được nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ngân hàng thương mại
Chu Tường Vy
34,069 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Ngân hàng thương mại
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào