Viên chức kiểm nghiệm thuốc có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 100% hay không?
Viên chức kiểm nghiệm thuốc có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 100% hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 05/2023/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp ưu đãi như sau:
Mức phụ cấp ưu đãi
.....
7. Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023:
“a) Mức phụ cấp 100% áp dụng đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng (bao gồm cả kiểm dịch y tế biên giới); làm chuyên môn y tế tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn, Phòng khám đa khoa khu vực, Nhà hộ sinh, Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và bệnh viện tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
b) Trong thời gian áp dụng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở quy định tại khoản 7 này thì không áp dụng quy định tại điểm c khoản 2 và quy định đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng tại khoản 4 Điều 3.
Thông qua quy định trên, viên chức kiểm nghiệm thuốc vẫn được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 100% nếu như thuộc các trường hợp sau:
[1] Là viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng.
[2] Làm chuyên môn y tế tại
- Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
- Phòng khám đa khoa khu vực.
- Nhà hộ sinh, Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
- Bệnh viện tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
*Lưu ý: Mức phụ cấp ưu đãi nghề 100% được áp dụng từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2023.
Viên chức kiểm nghiệm thuốc có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 100% hay không? (Hình từ Internet)
Cơ sở nào là cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc?
Căn cứ tại Điều 104 Luật Dược 2016, các cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc bao gồm:
- Cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc của Nhà nước.
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
- Phòng kiểm nghiệm của cơ sở kinh doanh dược.
Cơ sở kinh doanh kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc có trách nhiệm như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Dược 2016 có quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc
.....
2. Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc có các trách nhiệm sau đây:
a) Trách nhiệm quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, m và n khoản 2 Điều 42 của Luật này;
b) Bảo đảm trung thực, khách quan trong kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
c) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm nghiệm đối với mẫu thuốc, mẫu nguyên liệu làm thuốc đã kiểm nghiệm.
Như vậy, cơ sở kinh doanh kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc có trách nhiệm như sau:
[1] Phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và chỉ được kinh doanh đúng loại hình cơ sở kinh doanh, phạm vi và địa điểm kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
[2] Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dược trong quá trình hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật Dược 2016.
[3] Bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do lỗi của cơ sở theo quy định của pháp luật.
[4] Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp bảo đảm cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc khi xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa.
[5] Báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong trường hợp tạm dừng hoạt động từ 06 tháng trở lên hoặc chấm dứt hoạt động.
[6] Thông báo, cập nhật danh sách người có Chứng chỉ hành nghề dược đang hành nghề tại cơ sở đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
[7] Niêm yết công khai Chứng chỉ hành nghề dược và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở kinh doanh.
[8] Báo cáo hằng năm và báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý về dược có thẩm quyền.
[9] Lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan đến từng lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong thời gian ít nhất là 01 năm kể từ ngày thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết hạn dùng.
[10] Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo đúng điều kiện ghi trên nhãn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?
- Biểu mẫu báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ mới nhất?