Ngày pháp luật Việt Nam là ngày nào? Ngày pháp luật Việt Nam năm 2023 rơi vào thứ mấy?

Cho tôi hỏi ngày pháp luật Việt Nam là ngày nào và Ngày pháp luật Việt Nam năm 2023 rơi vào thứ mấy? Câu hỏi của chị Phương Nhi ở TP.HCM

Ngày pháp luật Việt Nam là ngày nào? Ngày pháp luật Việt Nam năm 2023 rơi vào thứ mấy?

Tại Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định về ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:

Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012, ngày 09 tháng 11 hằng năm được chọn là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.

Ngày Ngày pháp luật Việt Nam 2023 rơi vào thứ 5 (09/11/2023).

Ngày pháp luật Việt Nam là ngày nào? Ngày pháp luật Việt Nam năm 2023 rơi vào thứ mấy?

Ngày pháp luật Việt Nam là ngày nào? Ngày pháp luật Việt Nam năm 2023 rơi vào thứ mấy? (Hình từ Internet)

Ngày Pháp luật Việt Nam có thể được tổ chức dưới các hình thức nào?

Tại Điều 6 Nghị định 28/2013/NĐ-CP có hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam như sau:

Nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật
1. Ngày Pháp luật được tổ chức với các nội dung sau đây:
a) Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội;
b) Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật;
c) Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
d) Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;
đ) Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật;
e) Nội dung khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
2. Ngày Pháp luật có thể được tổ chức dưới các hình thức sau đây:
a) Mít tinh; hội thảo; tọa đàm;
b) Thi tìm hiểu pháp luật;
c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm;
d) Các hình thức khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Theo đó, Ngày Pháp luật Việt Nam có thể được tổ chức dưới 04 hình thức:

- Mít tinh; hội thảo; tọa đàm;

- Thi tìm hiểu pháp luật;

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm;

- Các hình thức khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam trong phạm vi cả nước?

Tại Điều 7 Nghị định 28/2013/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật và trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật như sau:

Trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật và trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật
1. Trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật
a) Hằng năm, Bộ Tư pháp hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật trong phạm vi cả nước;
b) Trên cơ sở hướng dẫn tổ chức Ngày Pháp luật của Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn về nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật cho các tổ chức thành viên.
2. Trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật;
b) Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu cơ quan trung ương của các tổ chức thành viên của Mặt trận trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức Ngày Pháp luật cho các hội viên, đoàn viên của tổ chức mình.

Theo đó, Bộ Tư pháp hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam trong phạm vi cả nước.

Trên cơ sở hướng dẫn tổ chức Ngày Pháp luật của Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn về nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật cho các tổ chức thành viên.

Trân trọng!

Ngày pháp luật Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ngày pháp luật Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
10 khẩu hiệu tuyên truyền hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bài Tuyên truyền hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 9 11 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Pháp luật Việt Nam (9/11/1946 - 9/11/2024)?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 ý nghĩa, hay nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Kịch bản tổ chức ngày Pháp luật Việt Nam 2024 (9/11) cập nhật mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
12 khẩu hiệu tuyên truyền hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 của Bộ Tư pháp?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày pháp luật Việt Nam là ngày nào? Ngày pháp luật Việt Nam năm 2023 rơi vào thứ mấy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ngày pháp luật Việt Nam
Huỳnh Minh Hân
2,608 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Ngày pháp luật Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày pháp luật Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào