Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ có được bảo hiểm y tế chi trả tiền vận chuyển khi đi cấp cứu hay không?

Cho tôi hỏi người có công nuôi dưỡng liệt sĩ có được bảo hiểm y tế chi trả tiền vận chuyển khi đi cấp cứu hay không? Câu hỏi từ anh Đan (Hà Tĩnh)

Người có công nuôi dưỡng liệt sỹ có được bảo hiểm y tế chi trả tiền vận chuyển khi đi cấp cứu hay không?

Căn cứ khoản 11 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP bổ sung bởi điểm a điểm c khoản 1 Điều 183 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định nhóm do ngân sách nhà nước đóng:

Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
...
11. Thân nhân của liệt sĩ bao gồm: cha đẻ; mẹ đẻ; vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi liệt sĩ;
...

Căn cứ khoản 1 Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh:

Thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh
1. Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 7, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định này trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:
a) Từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh;
b) Từ tuyến huyện lên tuyến trung ương.
...

Như vậy, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế khi đi cấp cứu đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên thì được thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh.

Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ có được bảo hiểm y tế chi trả tiền vận chuyển khi đi cấp cứu hay không?

Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ có được bảo hiểm y tế chi trả tiền vận chuyển khi đi cấp cứu hay không? (Hình từ Internet)

Mức thanh toán chi phí đi cấp cứu đối với người có công nuôi dưỡng liệt sĩ là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh:

Thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh
...
2. Mức thanh toán chi phí vận chuyển:
a) Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến thì quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh. Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán cũng chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận người bệnh ký xác nhận trên phiếu điều xe của cơ sở chuyển người bệnh đi; trường hợp ngoài giờ hành chính thì phải có chữ ký của bác sỹ tiếp nhận người bệnh;
b) Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển một chiều (chiều đi) cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh lên tuyến trên. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến có trách nhiệm thanh toán khoản chi này trực tiếp cho người bệnh trước khi chuyển tuyến, sau đó thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Như vậy, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ khi đi cấp cứu thì được hỗ trợ chi phí vận chuyển với mức thanh toán như sau:

- Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến thì chi phí vận chuyển cả chiều đi và về bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh.

- Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán cũng chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh.

- Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thanh toán chi phí vận chuyển một chiều (chiều đi) cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh lên tuyến trên.

Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ được hưởng các chế độ ưu đãi nào?

Căn cứ Điều 16 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định những chế độ ưu đãi người có công nuôi dưỡng liệt sĩ được hưởng như sau:

- Cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” theo quy định của Chính phủ.

- Trợ cấp tuất một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; trường hợp không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sỹ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tuất một lần.

- Trợ cấp tuất hằng tháng đối với những người sau đây:

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sỹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sỹ;

+ Vợ hoặc chồng liệt sỹ.

- Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sỹ, vợ hoặc chồng liệt sỹ sống cô đơn, con liệt sỹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng này mồ côi cả cha mẹ thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.

- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sỹ, vợ hoặc chồng, con liệt sỹ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

- Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con duy nhất là liệt sỹ hoặc có hai con liệt sỹ trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.

- Bảo hiểm y tế đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sỹ, vợ hoặc chồng, con liệt sỹ.

- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;

- Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;

- Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;

- Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

- Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;

- Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;

- Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;

- Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;

- Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.

- Hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sỹ, di chuyển hài cốt liệt sỹ.

- Vợ hoặc chồng liệt sỹ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sỹ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sỹ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sỹ khi còn sống thì hưởng chế độ ưu đãi như sau:

+ Trợ cấp tuất hằng tháng;

+ Bảo hiểm y tế.

- Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi đối tượng đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết;

- Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi đối tượng đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết;

Trân trọng!

Liệt sỹ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Liệt sỹ
Hỏi đáp Pháp luật
Không xác định được người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Vợ con liệt sỹ được hưởng chế độ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ có được bảo hiểm y tế chi trả tiền vận chuyển khi đi cấp cứu hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thân nhân liệt sỹ là ai và chế độ ưu đãi được pháp luật quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Liệt sỹ
Phan Vũ Hiền Mai
279 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Liệt sỹ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Liệt sỹ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào