An toàn giao thông khi thiết kế cầu đường về bố trí vị trí cầu theo TCVN 11823-2:2017 như thế nào?
An toàn giao thông khi thiết kế cầu đường về bố trí vị trí cầu theo TCVN 11823-2:2017 như thế nào?
Căn cứ theo quy định Tiêu chuẩn quốc gia tại tiết 3.2.2 Tiểu mục 3.2 Mục 3 TCVN 11823-2:2017, an toàn giao thông khi thiết kế cầu đường về bố trí vị trí cầu được quy định như sau:
[1] Bảo vệ kết cấu:
- Phải xét đến sự đi lại an toàn giao thông của xe cộ ở trên và dưới cầu. Cần giảm đến mức tối thiểu rủi ro do xe đi nhầm trong khu lưu không bằng cách đặt những chướng ngại với một cự ly an toàn ở ngoài làn xe.
- Cột trụ cầu hoặc của các kết cấu khác mức cầu được bố trí phù hợp với tịnh không đường theo quy định của TCVN 4054:2005 hoặc theo khái niệm lưu không như được nêu trong Mục 2 TCVN 11823-2:2017.
- Ở nơi do những hạn chế thực tế về giá thành kết cấu, loại hình kết cấu, lưu lượng và tốc độ thiết kế của xe, việc bố trí nhịp, cầu chéo và địa thế không thực hiện được theo quy định thì xây dựng lan can hoặc kết cấu rào chắn độc lập bảo vệ trụ hoặc mố.
- Lan can hoặc thiết bị rào chắn khác, cần cho chịu lực độc lập, với mặt quay về phía đường của nó phải cách xa mặt mố trụ ít nhất là 600mm, nếu không thì phải đặt rào chắn cứng.
- Mặt của lan can hoặc kết cấu bảo vệ khác phải đặt ở phía ngoài của lề đường ít nhất là 600mm.
[2] Bảo vệ người sử dụng
- Lan can phải đặt dọc theo mép kết cấu phù hợp với những yêu cầu ở Phần 13 của bộ tiêu chuẩn này.
- Tất cả các kết cấu bảo vệ phải có đầy đủ các đặc trưng bề mặt và sự chuyển tiếp để chỉnh hướng một cách an toàn các xe đi sai.
- Trong trường hợp cầu di động, các biển báo nguy hiểm, đèn, chuông, cửa, rào chắn và các thiết bị an toàn khác phải được đặt để bảo vệ người đi bộ, người đi xe đạp và ô tô đảm bảo an toàn giao thông.
Các thiết bị này phải được thiết kế để chúng hoạt động trước khi mở nhịp di động và duy trì cho tới khi nhịp này đã được đóng lại hoàn toàn.
Các thiết bị này phải thỏa mãn yêu cầu của “Kiểm soát giao thông ở cầu di động” được chỉ rõ trong bản vẽ của hồ sơ thiết kế.
Ở nơi có yêu cầu thì các đường người đi bộ phải được bảo vệ bằng rào chắn:
- Thỏa mãn các điều kiện do chướng ngại cần vượt qua đặt ra.
- Dễ dàng cho việc đạt được một phương án thiết kế tốt nhất về giá thành trong xây dựng, khai thác, kiểm tra và bảo trì cầu.
- Thỏa mãn mức độ mong muốn về phục vụ vận tải và an toàn
- Giảm thiểu các tác động bất lợi của đường đến môi trường.
An toàn giao thông khi thiết kế cầu đường về bố trí vị trí cầu theo TCVN 11823-2:2017 như thế nào? (Hình từ Internet)
Mĩ quan cầu đường bộ như thế nào?
Theo quy định tại Tiểu mục 5.5 Mục 5 TCVN 11823-2:2017, cầu đường bộ phải bổ sung vẻ đẹp cho cảnh quan xung quanh, có hình dáng đẹp và thể hiện một diện mạo phù hợp với sức kháng kết cấu.
Khi thiết kế cần tìm chọn dáng đẹp hơn cho kết cấu bằng cách cải thiện bản thân hình dạng và tương quan kích thước giữa các cấu kiện, cần tránh áp dụng cách làm đẹp không bình thường và phi kết cấu.
Bên cạnh đó, xem xét các chỉ dân như sau:
- Các phương án thiết kế không có trụ hoặc ít trụ hơn cần được nghiên cứu trong giai đoạn chọn địa điểm, vị trí và nghiên cứu chi tiết hơn trong giai đoạn thiết kế cơ sở.
- Hình dạng trụ phải phù hợp với hình dáng và chi tiết của kết cấu phần trên.
- Cần tránh những thay đổi đột ngột về hình dáng kết cấu và loại hình kết cấu. Khi không thể tránh được ranh giới giữa các loại hình kết cấu khác nhau cần tạo dáng chuyển tiếp hài hòa giữa chúng.
- Không được bỏ qua mà cần chú ý tới các chi tiết như ống thoát nước mặt cầu.
- Nếu buộc phải dùng kết cấu chạy dưới do yêu cầu kỹ thuật hoặc lý do kinh tế, phải chọn hệ kết cấu có bề ngoài thông thoáng và không rối rắm.
- Ở nơi nào có thể, cần tránh dùng kết cấu cầu để làm vật gắn các bảng thông tin, biển chỉ dẫn đường hoặc chiếu sáng.
- Các sườn tăng cường bản bụng không được để phơi lộ ở chính diện tầm nhìn, trừ các sườn ở gần gối.
- Để vượt khe núi sâu, cần ưu tiên lựa chọn kết cấu dạng vòm.
Khi thi công cầu đường bộ khả năng chịu lực phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Căn cứ tại Tiểu mục 5.3 Mục 5 TCVN 11823-2:2017, khi thi công cầu đường bộ khả năng chịu lực phải đảm bảo các yêu cầu như sau:
- Kiểm soát khả năng chịu lực của kết cấu cầu khi thi công bao gồm nhưng không giới hạn ở việc xem xét độ võng, cường độ thép và bê tông, và độ ổn định trong suốt các giai đoạn khống chế của quá trình thi công.
- Cầu phải được thiết kế sao cho việc chế tạo và lắp ráp có thể thực hiện không quá khó khăn hoặc phát sinh sự cố và các ứng lực lắp ráp nằm trong giới hạn cho phép.
- Khi trong thiết kế đã định ra một trình tự thi công đặc biệt để giảm một ứng suất nào đó dưới tác dụng của tĩnh tải, trình tự thi công đó phải được quy định trong hồ sơ thiết kế.
- Khi có, hoặc có khả năng biện pháp thi công phải bị giàng buộc theo điều kiện môi trường hoặc do các nguyên nhân khác, các quy định giàng buộc này phải được chỉ rõ trong hồ sơ thiết kế.
- Nếu thiết kế đòi hỏi phải có một số thanh tăng cường tạm và hoặc trụ đỡ khi lắp ráp theo phương pháp được chọn thì các chỉ dẫn về yêu cầu này phải được ghi trong hồ sơ thiết kế.
- Cần tránh các chi tiết hàn ở những chỗ khoảng không hẹp hoặc phải đổ bê tông qua những vùng cốt thép dày đặc.
- Cần xét đến các điều kiện khí hậu và thủy lực có thể ảnh hưởng đến việc thi công.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?