Giao dịch dân sự có phải là hợp đồng dân sự hay không?

Cho em hỏi giao dịch dân sự có phải là hợp đồng dân sự hay không? Câu hỏi của anh Trường - Bình Phước

Giao dịch dân sự có phải là hợp đồng dân sự hay không?

Căn cứ Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về giao dịch dân sự như sau:

Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định khái niệm hợp đồng dân sự như sau:

Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Như vậy, giao dịch dân sự chính là hợp đồng dân sự hoặc là hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Giao dịch dân sự có phải là hợp đồng dân sự hay không?

Giao dịch dân sự có phải là hợp đồng dân sự hay không? (Hình từ Internet)

Giao dịch dân sự không có hiệu lực trong trường hợp nào?

Tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Như vậy, giao dịch dân sự không có hiệu lực nếu thuộc trường hợp như sau:

- Giao dịch dân sự không có đủ các điều kiện theo quy định bao gồm:

- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

- Hình thức của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định của pháp luật trong trường hợp có quy định.

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là gì?

Theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 có khi giao dịch dân sự vô hiệu có thể dẫn đến 05 hậu quả pháp lý bao gồm:

- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

- Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan quy định.

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là bao lâu?

Căn cứ Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015 thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô là 2 năm trong trường hợp sau đây:

- Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện kể từ ngày

- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn;

- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

- Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;

- Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức;

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế trong trường hợp sau:

- Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;

- Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo;

Trân trọng!

Giao dịch dân sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giao dịch dân sự
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xác định số tiền thu lợi bất chính từ cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự để xử lý trách nhiệm hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm được sử dụng nhiều nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được vừa phạt vi phạm vừa yêu cầu bồi thường trong hợp đồng dân sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua phải xe ăn trộm có bị phạt không? Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do mua nhầm xe ăn trộm như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thế nào là giao dịch dân sự giả tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Hủy giao dịch trong trường hợp nào phải đền cọc gấp đôi?
Hỏi đáp Pháp luật
Giao dịch dân sự của người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giao dịch dân sự có phải là hợp đồng dân sự hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn đại diện nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giao dịch dân sự
11,617 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào