Bao bì nhập khẩu đã được thông quan có được kê khai lại thuế bảo vệ môi trường hay không?
Bao bì nào thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 152/2011/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 159/2012/TT-BTC quy định về đối tượng chịu thuế như sau:
Đối tượng chịu thuế
.....
4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi) tại khoản này được quy định cụ thể như sau:
a) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa bao gồm:
a1) Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá nhập khẩu.
...
a2) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.
...
a3) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.
.....
a4) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa quy định tại tiết a2 và a3 điểm này không bao gồm túi đựng hàng hóa khi bán hàng.
....
Theo đó, bao bì thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi được làm từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE hoặc LLDPE; trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường.
Các bao bì đóng gói sẵn hàng hóa (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi) không chịu thuế BVMT bao gồm:
[1] Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá nhập khẩu.
[2] Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.
[3] Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.
[4] Bao bì thuộc trường hợp [2] và [3] không bao gồm túi đựng hàng hóa khi bán hàng.
Bao bì nhập khẩu đã được thông quan có được kê khai lại thuế bảo vệ môi trường hay không? (Hình từ Internet)
Bao bì nhập khẩu đã được thông quan có được kê khai lại thuế bảo vệ môi trường hay không?
Căn cứ theo hướng dẫn Công văn 4831/TCHQ-TXNK năm 2023 về thuế bảo vệ môi trường cụ thể đối với bao bì nhập khẩu như sau:
1. Về việc xác định đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu:
Căn cứ Điều 1 Thông tư số 159/2012/TT-BTC ngày 28/09/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường quy định:
....
Đề nghị công ty nghiên cứu quy định nêu trên, đối chiếu với hàng hóa thực tế nhập khẩu của công ty để xác định hàng hóa thuộc/không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường. Trường hợp vẫn còn vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ với Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) và cung cấp các tài liệu có liên quan để được hướng dẫn thực hiện.
2. Về việc hoàn thuế bảo vệ môi trường
Căn cứ Điều 1 Thông tư số 159/2012/TT-BTC ngày 28/09/2012 của Bộ Tài chính quy định: “Trường hợp bao bì nhập khẩu đã được thông quan theo quy định của pháp luật thì người nhập khẩu bao bì không được kê khai lại để được áp dụng đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường”.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp hàng hóa của công ty đã thông quan thì không được kê khai lại để áp dụng đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường.
Như vậy, trường hợp bao bì nhập khẩu đã được thông quan thì cơ sở kinh nhập khẩu bao bì không được kê khai lại để được áp dụng đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường.
Tổ chức sản xuất, nhập khẩu bao bì thì phải thực hiện tái chế khi nào?
Căn cứ theo quy định Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về trách nhiệm tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu như sau:
Trách nhiệm tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế phải thực hiện tái chế theo tỷ lệ và quy cách tái chế bắt buộc, trừ các sản phẩm, bao bì xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được lựa chọn thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì theo một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì;
b) Đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì.
Thông qua căn cứ trên, tổ chức sản xuất nhập khẩu thì phải thực hiện tái chế nếu bao bì có giá trị tái chế, trừ các bao bì xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm.
Việc tái chế được tiến hành theo tỷ lệ và quy cách tái chế bắt buộc, thông qua các hình thức như sau:
- Tổ chức tái chế bao bì.
- Đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế bao bì.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?