Triệu chứng của bệnh đậu mua khỉ và cách phòng ngừa theo hướng dẫn của Bộ Y tế?
04 giai đoạn bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế?
Ngày 29 tháng 7 năm 2022 Bộ trưởng Bộ y tế đã ban hành Quyết định 2099/QĐ-BYT năm 2022 về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người.
Theo Mục 2 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người ban hành kèm theo Quyết định 2099/QĐ-BYT năm 2022 về các giai đoạn của bệnh như sau:
(1) Giai đoạn ủ bệnh: từ 6 đến 13 ngày, (dao động từ 5 đến 21 ngày). Người nhiễm không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm.
(2) Giai đoạn khởi phát: từ 1 đến 5 ngày với các triệu chứng chính là sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân. Kèm theo người bệnh có thể có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, đau cơ. Vi rút có thể lây sang người khác từ giai đoạn này.
(3) Giai đoạn toàn phát: đặc trưng bởi sự xuất hiện của các ban trên da, thường gặp sau sốt từ 1 đến 3 ngày, với tính chất sau:
+ Vị trí: phát ban có xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ban cũng có thể gặp ở miệng, mắt, cơ quan sinh dục.
+ Tiến triển ban: tuần tự từ dát (tổn thương có nền phẳng) -> đến sẩn (tổn thương cứng hơi nhô cao) -> mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch trong) > mụn mủ (tổn thương chứa đầy dịch vàng) -> đóng vảy khô -> bong tróc và có thể để lại sẹo.
+ Kích thước tổn thương da: trung bình từ 0,5 - 1cm.
+ Số lượng tổn thương da trên một người có thể từ vài nốt cho đến dày đặc. Trường hợp nghiêm trọng các tổn thương có thể liên kết với nhau thành các mảng tổn thương da lớn.
(4) Giai đoạn hồi phục: các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi. Người bệnh hết các triệu chứng lâm sàng, các sẹo trên da có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Bệnh đậu mùa khỉ: Các giai đoạn diễn biến bệnh, phân biệt bệnh và cách phòng ngừa theo hướng dẫn của Bộ Y tế? (Hình từ Internet)
Cách phân biệt bệnh đậu mùa khỉ và các bệnh truyền nhiễm khác?
Theo Phụ lục 1 Chẩn đoán phân biệt bệnh đậu mùa khỉ ban hành kèm theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người ban hành kèm theo Quyết định 2099/QĐ-BYT năm 2022 thì cách phân biệt bệnh đậu mùa khỉ và các bệnh truyền nhiễm khác như sau:
Bệnh - Đặc điểm | Đậu mùa khỉ | Đậu mùa | Thủy đậu | Tay chân miệng | Herpes lan tỏa |
Phân bố của ban | Ban xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân Có thể gặp niêm mạc: mắt, miệng | Ban theo trình tự: đầu tiên trên mặt, bàn tay và cẳng tay, sau đó trên thân mình. | Ban xuất hiện đầu tiên trên mặt và thân, nhanh chóng lan ra khắp cơ thể | Loét miệng Phát ban trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông | Thường xuất hiện vùng niêm mạc miệng, sinh dục sau đó nhanh chóng lan ra toàn thân |
Sự xuất hiện của ban | Cùng lứa tuổi, xuất hiện cùng thời điểm Nốt phỏng nước đơn lẻ hoặc có thể tạo thành đám tổn thương trên da | Ban xuất hiện sau 2-3 ngày đầu | Đa lứa tuổi, xuất hiện thời gian khác nhau | Đa lứa tuổi Một số trường hợp phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng | Cùng lứa tuổi Các mụn nước tập trung thành chùm, đau rát, nhanh chóng vỡ |
Tiến triển của ban | Chậm | Nhanh | Nhanh | Nhanh | Nhanh |
Kích thước ban | Trung bình từ 5-10 mm. | Trung bình 5-10 mm | Kích thước nhỏ đường kính 2-3 mm | Kích thước nhỏ, 2-3 mm | |
Thời gian tồn tại ban | 2-4 tuần | 2-3 tuần | 1-2 tuần | Dưới 7 ngày | Ban nhanh chóng vỡ, sau 3 - 4 ngày |
Biểu hiện khác | Sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân | Sốt, tiêu chảy, đau người, mệt mỏi | Sốt, mệt mỏi | Sốt, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy | Mệt mỏi, chán ăn, sưng hạch phụ cận |
Di chứng | Có thể để lại sẹo rỗ | Có thể để lại sẹo rỗ sâu | Có thể để lại một sẹo lõm nông | Có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm | Có thể để lại vết thâm |
Cách phòng bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế?
Căn cứ theo Mục 5 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người ban hành kèm theo Quyết định 2099/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn về cách phòng bệnh đậu mùa khỉ như sau:
(1) Phòng bệnh không đặc hiệu
Các biện pháp phòng ngừa chung để tránh lây nhiễm đậu mùa khỉ bao gồm:
- Tránh tiếp xúc với người/động vật có thể bị bệnh (bao gồm cả động vật bị bệnh hoặc đã chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa ở khỉ).
- Tránh tiếp xúc với vật dụng, bề mặt có nguy cơ nhiễm vi rút đậu mùa khỉ như khăn trải giường, quần áo người bệnh.
- Cách ly, điều trị người bệnh tại cơ sở y tế.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường sau khi tiếp xúc với người/ động vật nghi ngờ nhiễm bệnh.
- Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi chăm sóc người bệnh.
- Thực hiện đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo các quy định để có biện pháp xử trí phù hợp.
(2) Phòng bệnh đặc hiệu bằng vắc xin
Sử dụng vắc xin để phòng bệnh đậu mùa khỉ cho những nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
(3) Phòng lây nhiễm tại các cơ sở điều trị
Thực hiện nghiêm ngặt việc cách ly các trường hợp bệnh nghi ngờ, có thể và xác định. Tuân thủ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm đối với cán bộ y tế, người chăm sóc người bệnh và các người bệnh khác tại các cơ sở điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2025-2030?
- 02 lưu ý quan trọng vào thi Vòng 7 Trạng nguyên tiếng việt năm 2024? Bao nhiêu điểm thi đậu vòng 7 Trạng Nguyên tiếng Việt năm 2024 - 2025?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 12 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất? Tháng 12 Năm 2024 có gì đặc biệt?
- Nghị quyết 18-NQ/TW 2017 pdf tải về? Nghị quyết 18-NQ/TW đã đề ra các mục tiêu gì?
- Hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm những giấy tờ gì?