Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa gồm những gì?

Cho tôi hỏi, hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa gồm những gì? Nhờ anh chị giải đáp.

Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa gồm những gì?

Căn cứ quy định khoản 4 Điều 6 Nghị định 159/2018/NĐ-CP quy định về phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa như sau:

Phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa
...
4. Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông;
b) Bản sao quyết định đầu tư xây dựng công trình;
c) Bản sao quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;
d) Bản sao bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình;
đ) Bản chính phương án bảo đảm an toàn giao thông.
5. Trình tự nhận và xử lý hồ sơ:
Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này; nếu hồ sơ hợp lệ thì chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan; chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ ý kiến phải có văn bản phê duyệt phương án đảm bảo an toàn giao thông và gửi trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính cho chủ đầu tư, nhà đầu tư; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
...

Như vậy, hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa gồm có:

- Văn bản đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông;

- Bản sao quyết định đầu tư xây dựng công trình;

- Bản sao quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;

- Bản sao bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình;

- Bản chính phương án bảo đảm an toàn giao thông.

Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa gồm những gì? (Hình từ Internet)

Hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa gồm những gì?

Căn cứ quy định Điều 12 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định về báo hiệu đường thuỷ nội địa như sau:

Báo hiệu đường thuỷ nội địa
1. Báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm phao, biển báo, đèn hiệu và thiết bị phụ trợ khác nhằm hướng dẫn giao thông cho phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
2. Hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm:
a) Báo hiệu dẫn luồng để chỉ giới hạn luồng hoặc hướng tàu chạy;
b) Báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm để chỉ nơi có vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm khác trên luồng;
c) Báo hiệu thông báo chỉ dẫn để thông báo cấm, thông báo hạn chế hoặc chỉ dẫn các tình huống có liên quan đến luồng.
3. Tuyến đường thủy nội địa đã được công bố, quản lý phải được lắp đặt và duy trì hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa.
....

Như vậy, hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa gồm có:

- Báo hiệu dẫn luồng để chỉ giới hạn luồng hoặc hướng tàu chạy;

- Báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm để chỉ nơi có vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm khác trên luồng;

- Báo hiệu thông báo chỉ dẫn để thông báo cấm, thông báo hạn chế hoặc chỉ dẫn các tình huống có liên quan đến luồng.

Chính sách phát triển giao thông đường thuỷ nội địa được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 5 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 bị thay thế bởi khoản 7 Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về chính sách phát triển giao thông đường thuỷ nội địa như sau:

Chính sách phát triển giao thông đường thuỷ nội địa
1. Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trên các tuyến giao thông đường thuỷ nội địa trọng điểm, khu vực kinh tế trọng điểm, vùng sâu, vùng xa có lợi thế về giao thông đường thuỷ nội địa so với các loại hình giao thông khác.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành và đầu tư kinh doanh, khai thác vận tải đường thuỷ nội địa để phát triển giao thông đường thuỷ nội địa bền vững.

Như vậy, chính sách phát triển giao thông đường thuỷ nội địa được quy định như sau:

- Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trên các tuyến giao thông đường thuỷ nội địa trọng điểm, khu vực kinh tế trọng điểm, vùng sâu, vùng xa có lợi thế về giao thông đường thuỷ nội địa so với các loại hình giao thông khác.

- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành và đầu tư kinh doanh, khai thác vận tải đường thuỷ nội địa để phát triển giao thông đường thuỷ nội địa bền vững.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Khắc Vỹ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào