Không đi bầu cử có được không? Có bị phạt không?
Không đi bầu cử có được không? Có bị phạt không?
Căn cứ theo Điều 25 Hiến pháp 2013 có quy định như:
Điều 15.
1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 27 Hiến pháp 2013 có quy định như sau:
Điều 27.
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
Thông qua các căn cứ trên, bầu cử là một trong những quyền của con người; việc thực hiện quyền con người không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Theo đó, công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Bên cạnh đó, tại các văn bản quy phạm pháp luật xử phạt hành chính thì không quy định về hoạt động xử phạt đối với việc không đi bầu cử.
Chính vì thế, đi bầu cử là quyền của mỗi người. Hiện nay, đối với bầu cử các chính quyền địa phương thực hiện công tác vận động, khuyến khích, kêu gọi người dân đi bầy cử và theo pháp luật hiện hành không có xử phạt đối với hành vi không đi bầu cử.
Không đi bầu cử có được không? Có bị phạt không? (Hình từ Internet)
Bao nhiêu tuổi thì đi bầu cử? Ngày bầu cử là ngày nào?
Theo quy định tại Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về tuổi bầu cử và tuổi ứng cử như sau:
Tuổi bầu cử và tuổi ứng cử
Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.
Ngoài ra theo Điều 5 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về ngày bầu cử như sau:
Ngày bầu cử
Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử.
Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 4 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác bầu cử như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác bầu cử
1. Quốc hội quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong thời gian giữa nhiệm kỳ; quyết định, thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia.
.....
Như vậy, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên thì có quyền đi bầu cử, tính đến ngày bầu cử được công bố. Ngày bầu cử luôn là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử.
Ngày bầu cử toàn quốc đối với bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp sẽ do Quốc hội quyết định. Bên cạnh đó, việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong thời gian giữa nhiệm kỳ; quyết định, thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia cũng do Quốc hội tiến hành thực hiện.
Khu vực bỏ phiếu bầu cử được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, khu vực bỏ phiếu bầu cử được quy định như sau:
- Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội, đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân chia thành các khu vực bỏ phiếu. Khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội đồng thời là khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
- Mỗi khu vực bỏ phiếu có từ 300 đến 4.000 cử tri. Ở miền núi, vùng cao, hải đảo và những nơi dân cư không tập trung thì dù chưa có đủ 300 cử tri cũng được thành lập một khu vực bỏ phiếu.
- Các trường hợp có thể thành lập khu vực bỏ phiếu riêng:
+ Đơn vị vũ trang nhân dân.
+ Bệnh viện, nhà hộ sinh, nhà an dưỡng, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, cơ sở chăm sóc người cao tuổi có từ năm mươi cử tri trở lên.
+ Cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trại tạm giam.
- Việc xác định khu vực bỏ phiếu do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn. Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì việc xác định khu vực bỏ phiếu do Ủy ban nhân dân huyện quyết định.
Trân trọng!
- Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015,
- Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
- Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
- Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
- đi bầu cử
- văn bản quy phạm pháp luật
- bầu cử
- Hiến pháp 2013
- Hiến pháp 2013
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?