Việc kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu được thực hiện như thế nào?
Nhiệm vụ của Trưởng đoàn kiểm tra trong kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ ngành hải quan là gì?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 10 Quy chế kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành hải quan ban hành kèm theo Quyết định 4273/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng đoàn kiểm tra như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng đoàn kiểm tra.
....
2. Nhiệm vụ của Trưởng đoàn kiểm tra
a) Xây dựng kế hoạch và dự thảo quyết định kiểm tra trình người ra quyết định kiểm tra phê duyệt.
b) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Đoàn kiểm tra.
c) Chỉ đạo các thành viên Đoàn kiểm tra thực hiện đúng nội dung, phạm vi, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra.
d) Báo cáo tiến độ thực hiện, các trường hợp vướng mắc, phát sinh vượt thẩm quyền đến người ra quyết định kiểm tra để có chỉ đạo, xử lý kịp thời.
đ) Lập và ký biên bản kiểm tra; Báo cáo với người ra quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó.
e) Tiếp nhận báo cáo xử lý vụ việc của đơn vị được kiểm tra. Khi phát hiện việc xử lý có dấu hiệu chưa đúng quy định của pháp luật thì báo cáo người ra quyết định kiểm tra.
g) Bàn giao hồ sơ kiểm tra.
....
Như vậy, nhiệm vụ của Trưởng đoàn kiểm tra trong kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ ngành hải quan bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch và dự thảo quyết định kiểm tra trình người ra quyết định kiểm tra phê duyệt.
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Đoàn kiểm tra.
- Chỉ đạo các thành viên Đoàn kiểm tra thực hiện đúng nội dung, phạm vi, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra.
- Báo cáo tiến độ thực hiện, các trường hợp vướng mắc, phát sinh vượt thẩm quyền đến người ra quyết định kiểm tra để có chỉ đạo, xử lý kịp thời.
- Lập và ký biên bản kiểm tra; Báo cáo với người ra quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó.
- Tiếp nhận báo cáo xử lý vụ việc của đơn vị được kiểm tra. Khi phát hiện việc xử lý có dấu hiệu chưa đúng quy định của pháp luật thì báo cáo người ra quyết định kiểm tra.
- Bàn giao hồ sơ kiểm tra.
Việc kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu được thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 27 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về kiểm tra hồ sơ hải quan như sau:
Kiểm tra hồ sơ hải quan
1. Việc kiểm tra hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 32 Luật Hải quan. Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan.
...
Căn cứ quy định Điều 32 Luật Hải quan 2014 quy định về kiểm tra hồ sơ hải quan như sau:
Kiểm tra hồ sơ hải quan
Khi kiểm tra hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, sự phù hợp của nội dung khai hải quan với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Kiểm tra hồ sơ hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc trực tiếp bởi công chức hải quan.
Như vậy, việc kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu được thực hiện như sau:
- Khi kiểm tra hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, sự phù hợp của nội dung khai hải quan với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Kiểm tra hồ sơ hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc trực tiếp bởi công chức hải quan.
Ai có thẩm quyền quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 29 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về kiểm tra thực tế hàng hóa như sau:
Kiểm tra thực tế hàng hóa
...
2. Thẩm quyền quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định này và thông tin liên quan đến hàng hóa để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa.
Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan.
Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa hoặc thủ trưởng cơ quan Hải quan quản lý địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung quyết định thay đổi mức độ, hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
....
Như vậy, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan là người có thẩm quyền quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?