Thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính được thực hiện như thế nào?

Cho hỏi: Thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của anh Tâm (Yên Bái)

Thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính được thực hiện như thế nào?

Đầu tiên, tại Điều 11 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về việc Khai thác dữ liệu thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu cụ thể như sau:

Khai thác dữ liệu thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu cho các cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai theo Mẫu số 01/PYC được ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Khi nhận được phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Việc khai thác dữ liệu thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu được thực hiện theo các quy định của pháp luật.

Đồng thời, căn cứ theo Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người có nhu cầu gửi phiếu yêu cầu cung cấp thông tin theo mẫu số 01/PYC được ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT.

Mẫu số 01/PYC này có nội dung dữ liệu yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp đó là trích lục bản đồ.

Tải về phiếu yêu cầu cung cấp thông tin dữ liệu đất đai (bàn đồ địa chính):

Tại đây!

Bước 2:

Nộp văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai nói chung hay bản đồ địa chính nói riêng theo một trong các phương thức sau:

- Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai (Văn phòng/chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã).

- Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện.

- Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.

Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do.

Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.

Bước 3: Trả kết quả

- Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; nếu nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp vào ngày làm việc tiếp theo.

- Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận.

Thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính được thực hiện như thế nào?

Thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Trích lục bản đồ địa chính phải đáp ứng những nội dung gì?

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về việc trích lục bản đồ địa chính phải đáp ứng những nội dung nào.

Tuy nhiên, căn cứ theo Phụ lục số 13 mẫu trích lục bản đồ địa chính, trích lục bản trích đo địa chính ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT có quy định việc trích lục bản đồ địa chính phải đáp ứng những nội dung sau đây:

- Số thứ tự thửa đất

- Tờ bản đồ số

- Diện tích

- Mục đích sử dụng đất

- Tên người sử dụng đất

- Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất

- Bản vẽ thửa đất:

+ Sơ đồ thửa đất

+ Chiều dài cạnh thửa

Người yêu cầu cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cần phải có trích lục bàn đồ địa chính không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về việc cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất cụ thể như sau:

Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất
...
3. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Theo đó, khi người yêu cầu cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, lúc này văn phòng đăng ký đất đai sẽ kiểm tra hồ sơ. Nếu không có giấy trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất thì sẽ không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận.

Trân trọng!

Quản lý nhà nước về đất đai
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quản lý nhà nước về đất đai
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Mẫu sổ mục kê đất đai mới nhất hiện nay? Nội dung sổ mục kê đất đai gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Sổ mục kê đất đai và sổ địa chính là gì? Hướng dẫn viết mẫu sổ mục kê đất đai như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bản đồ địa chính là gì? Cơ quan nào quản lý hồ sơ địa chính hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai đến năm 2025? Nội dung quản lý nhà nước về đất đai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quản lý nhà nước về đất đai
Nguyễn Trần Cao Kỵ
3,105 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quản lý nhà nước về đất đai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quản lý nhà nước về đất đai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào