Bản vẽ biện pháp thi công cầu đường bộ phải đáp ứng điều kiện gì theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12885:2020?

Cho hỏi: Bản vẽ biện pháp thi công cầu đường bộ phải đáp ứng điều kiện gì theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12885:2020? Câu hỏi của anh Phong (Phan Thiết)

Phạm vi áp dụng đối với việc thi công cầu đường bộ như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12885:2020?

Căn cứ theo Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12885:2020 quy định về phạm vi áp dụng đối với việc thi công cầu đường bộ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12885:2020 được quy định như sau:

- Bộ tiêu chuẩn TCVN 12885:2020 áp dụng đối với công tác thi công các cầu, cống có kết cấu thông thường, sử dụng các công nghệ thi công thông thường trên đường bộ; cũng có thể tham khảo để thi công các cầu, cống trên đường sắt, có yêu cầu kỹ thuật tương tự.

- Tiêu chuẩn TCVN 12885:2020 quy định các yêu cầu thi công và nghiệm thu, áp dụng đối với công tác đào loại bỏ và đắp các vật liệu cần thiết cho việc thi công móng, tường chắn và các kết cấu chủ yếu khác trong thi công cầu.

- Tiêu chuẩn TCVN 12885:2020 được dùng làm cơ sở để xây dựng Chỉ dẫn kỹ thuật thi công đối với công tác nêu trên trong dự án xây dựng cầu đường bộ.

Bản vẽ biện pháp thi công cầu đường bộ phải đáp ứng điều kiện gì theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12885:2020?

Bản vẽ biện pháp thi công cầu đường bộ phải đáp ứng điều kiện gì theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12885:2020? (Hình từ Internet)

Bản vẽ biện pháp thi công cầu đường bộ phải đáp ứng điều kiện gì theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12885:2020?

Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12885:2020 quy định về bản vẽ biện pháp thi công cụ thể như sau:

Bản vẽ biện pháp thi công
Khi có quy định trong hợp đồng, Nhà thầu cần cung cấp bản vẽ biện pháp thi công, kèm theo những tính toán thích hợp về phương pháp đào, thi công nền đắp và các thao tác đắp đất. Bản vẽ này phải cho thấy các chi tiết giằng, chống, xử lý mái dốc hoặc hệ thống bảo vệ kiến nghị sử dụng khác và phải kèm theo các tính toán thiết kế và các số liệu xác minh đủ chi tiết để cho phép xem xét về kỹ thuật bản thiết kế đề nghị.
Bản vẽ biện pháp thi công bảo vệ chống lún sụt phải đệ trình trước khi sử dụng để có đủ thời gian xem xét, sửa lại nếu cần thiết và chấp thuận không gây chậm trễ cho công việc.
Bản vẽ biện pháp thi công phải được Kỹ sư chấp thuận trước khi thực hiện công việc có liên quan và việc chấp thuận này không giảm cho Nhà thầu bất kỳ trách nhiệm nào trong hợp đồng để hoàn thành công việc.

Theo đó, bản vẽ biện pháp thi công cầu đường bộ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12885:2020 phải đáp ứng điều kiện sau đây:

- Đảm bảo được những tính toán thích hợp về phương pháp đào, thi công nền đắp và các thao tác đắp đất.

- Phải có các tính toán thiết kế và các số liệu xác minh thực tế đủ chi tiết để xem xét đề nghị khi có các chi tiết giằng, chống, xử lý mái dốc hoặc hệ thống bảo vệ kiến nghị sử dụng khác.

- Bản vẽ biện pháp thi công bảo vệ chống lún sụt phải đệ trình trước khi sử dụng để có đủ thời gian xem xét, sửa lại nếu cần thiết và chấp thuận không gây chậm trễ cho công việc.

- Phải được Kỹ sư chấp thuận trước khi thực hiện công việc có liên quan và việc chấp thuận này không giảm cho Nhà thầu bất kỳ trách nhiệm nào trong hợp đồng để hoàn thành công việc.

Việc đào móng trong dòng kênh khi thi công cầu đường bộ phải đảm bảo điều gì theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12885:2020?

Căn cứ theo tiết 7.2.2 Tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12885:2020 quy định về việc thi công cụ thể như sau:

Thi công
...
7.2 Chuẩn bị móng và khống chế nước
...
7.2.2 Đào trong dòng kênh
Khi đào trong một dòng kênh hoặc sông suối, trừ khi được phép làm khác, không được đào phía ngoài các giếng chìm, cũi, đê vây, cọc thép hoặc cọc ván, lòng sông thiên nhiên cạnh kết cấu không được làm xáo trộn nếu không được Kỹ sư cho phép. Nếu đào hoặc nạo vét tại địa điểm kết cấu trước khi hạ giếng chìm, cũi hoặc làm đê vây kiểu dìm hoặc tại chỗ, sau khi nền móng đã làm xong, Nhà thầu phải đắp tất cả hố đã đào tới mặt đất trước khi xây mỏng hoặc đáy sông bằng vật liệu được Kỹ sư chấp thuận. Vật liệu đào từ móng hoặc các hố đào khác được chất tạm trong khu vực dòng chảy của sông phải thu dọn để khu vực dòng chảy không bị cản trở.
...

Theo đó, việc đào móng trong dòng kênh khi thi công cầu đường bộ phải đảm bảo điều kiện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12885:2020 sau đây:

- Không được đào phía ngoài các giếng chìm, cũi, đê vây, cọc thép hoặc cọc ván, lòng sông thiên nhiên cạnh kết cấu không được làm xáo trộn nếu không được Kỹ sư cho phép.

- Nhà thầu phải đắp tất cả hố đã đào tới mặt đất trước khi xây mỏng hoặc đáy sông bằng vật liệu được Kỹ sư chấp thuận khi đào hoặc nạo vét tại địa điểm kết cấu trước khi hạ giếng chìm, cũi hoặc làm đê vây kiểu dìm hoặc tại chỗ, sau khi nền móng đã làm xong.

- Vật liệu đào từ móng hoặc các hố đào khác được chất tạm trong khu vực dòng chảy của sông phải thu dọn để khu vực dòng chảy không bị cản trở.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Trần Cao Kỵ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào