Khi người dân phản ánh, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm như thế nào trong việc vận hành Hệ thống thông tin điện tử Chính phủ?
- Khi người dân phản ánh, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm như thế nào trong việc vận hành Hệ thống thông tin điện tử Chính phủ?
- Văn phòng Chính phủ phải đảm bảo chế độ thông tin báo cáo về Hệ thống thông tin điện tử Chính phủ như thế nào?
- Ai là người phối hợp với Văn phòng Chính phủ để bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin điện tử Chính phủ?
Khi người dân phản ánh, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm như thế nào trong việc vận hành Hệ thống thông tin điện tử Chính phủ?
Căn cứ theo Điều 15 Quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 574/QĐ-TTg năm 2017 quy định khi người dân phản ánh, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm trong việc vận hành Hệ thống thông tin điện tử Chính phủ, sau đây:
- Xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin thống nhất trên toàn quốc.
- Thường xuyên nghiên cứu, tổng hợp khó khăn, vướng mắc của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình khai thác, sử dụng để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, nâng cấp chức năng của Hệ thống thông tin.
- Bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin để vận hành, khai thác Hệ thống thông tin.
- Ứng dụng chữ ký số và cải tiến quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị để rút ngắn thời gian xử lý, giải quyết công việc, giảm văn bản giấy, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp.
- Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành, địa phương xử lý trả lời đúng thời hạn và đúng thẩm quyền các phản ánh, kiến nghị.
- Cấp tài khoản, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương khai thác, sử dụng các chức năng của Hệ thống thông tin để tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.
- Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông bảo đảm an toàn, an ninh cho Hệ thống thông tin.
- Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường truyền thông đối với công tác tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin.
Khi người dân phản ánh, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm như thế nào trong việc vận hành Hệ thống thông tin điện tử Chính phủ? (Hình từ Internet)
Văn phòng Chính phủ phải đảm bảo chế độ thông tin báo cáo về Hệ thống thông tin điện tử Chính phủ như thế nào?
Theo Điều 16 Quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 574/QĐ-TTg năm 2017 quy định về chế độ thông tin báo cáo cụ thể như sau:
Chế độ thông tin báo cáo
Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ tổng hợp, báo tình hình, kết quả tiếp nhận, xử lý, trả lời phản ánh, kiến nghị và mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với bộ, ngành, địa phương trong việc tiếp nhận, xử lý, trả lời phản ánh, kiến nghị.
Theo đó, văn phòng Chính phủ phải đảm bảo chế độ thông tin báo cáo về Hệ thống thông tin điện tử Chính phủ định kỳ hàng quý hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Khi đó, Văn phòng Chính phủ phải tổng hợp, báo cáo kết quả tiếp nhận, xử lý, trả lời phản ánh, kiến nghị cho Thủ tướng Chính phủ.
Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trong việc được trả lời phản ánh, kiến nghị.
Ai là người phối hợp với Văn phòng Chính phủ để bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin điện tử Chính phủ?
Căn cứ theo Điều 15 Quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 574/QĐ-TTg năm 2017 quy định về việc xây dựng quản lý, vận hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp như sau:
Xây dựng quản lý, vận hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp
...
2. Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Chính phủ thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thông tin cho Hệ thống thông tin; kịp thời phòng, chống tấn công mạng, ứng cứu khẩn cấp Hệ thống thông tin trong trường hợp xảy ra các sự cố về an toàn thông tin mạng.
3. Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm:
a) Bố trí nhân sự, trang thiết bị, đường truyền; quản lý tài khoản an toàn để phục vụ khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.
b) Ứng dụng chữ ký số trong các văn bản điện tử để chuyển xử lý, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.
c) Xây dựng chuyên mục tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị trên Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương liên kết, tích hợp với Hệ thống thông tin.
Theo đó, Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Chính phủ thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin điện tử Chính phủ.
Để kịp thời phòng, chống tấn công mạng, ứng cứu khẩn cấp Hệ thống thông tin trong trường hợp xảy ra các sự cố về an toàn thông tin mạng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?