Quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị trên Hệ thống thông tin điện tử Chính phủ như thế nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị trên Hệ thống thông tin điện tử Chính phủ có trách nhiệm gì?
- Quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị trên Hệ thống thông tin điện tử Chính phủ như thế nào?
- Thời hạn xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị trên Hệ thống thông tin điện tử Chính phủ là bao lâu?
Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị trên Hệ thống thông tin điện tử Chính phủ có trách nhiệm gì?
Theo Điều 10 Quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 574/QĐ-TTg năm 2017 quy định về việc cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị trên Hệ thống thông tin điện tử Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
- Hướng dẫn người dân, doanh nghiệp truy cập Hệ thống thông tin để gửi, tra cứu tình hình, kết quả trả lời phản ánh, kiến nghị.
- Liên hệ, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp cập nhật đầy đủ nội dung có liên quan đến phản ánh, kiến nghị trong trường hợp các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp chưa rõ ràng hoặc thiếu nội dung cần thiết.
- Tuân thủ đúng quy trình, thời hạn tiếp nhận, phân loại xử lý, cập nhật, đăng tải kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị.
Quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị trên Hệ thống thông tin điện tử Chính phủ như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị trên Hệ thống thông tin điện tử Chính phủ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 574/QĐ-TTg năm 2017 quy định về quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị cụ thể như sau:
Quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị
1. Trên cơ sở các phản ánh, kiến nghị được Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương chuyển thông qua Hệ thống thông tin, cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu, xử lý hoặc phối hợp xử lý phản ánh, kiến nghị theo quy trình được quy định tại Điều 14 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính (sau đây viết tắt là Nghị định số 20/2008/NĐ-CP).
2. Trường hợp phản ánh, kiến nghị liên quan tới nhiều bộ, ngành, địa phương thì bộ, ngành, địa phương tiếp nhận cần xác định các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý.
Theo đó, khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, các cơ quan hành chính Nhà nước phải đảm bảo quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị trên Hệ thống thông tin điện tử Chính phủ như sau:
Bước 1: Trên cơ sở các phản ánh, kiến nghị được Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương chuyển thông qua Hệ thống thông tin, cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu, xử lý.
Bước 2: Hoặc phối hợp xử lý phản ánh, kiến nghị theo quy trình tại Điều 14 Nghị định 20/2008/NĐ-CP quy định về quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan hành chính nhà nước được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP.
Bước 3: Trường hợp phản ánh, kiến nghị liên quan tới nhiều bộ, ngành, địa phương thì bộ, ngành, địa phương tiếp nhận cần xác định các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý.
Thời hạn xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị trên Hệ thống thông tin điện tử Chính phủ là bao lâu?
Theo Điều 12 Quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 574/QĐ-TTg năm 2017 quy định về thời hạn xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị như sau:
Thời hạn xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị
1. Thời hạn xử lý, trả lời phản ánh, kiến nghị là 20 ngày kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, trường hợp hết thời hạn này mà chưa xử lý xong, định kỳ cứ sau 07 ngày các bộ, ngành, địa phương cập nhật tình hình xử lý vào Hệ thống thông tin để thông tin cho người dân, doanh nghiệp.
2. Đối với các phản ánh, kiến nghị có kết quả xử lý, trong thời hạn 02 ngày làm việc các bộ, ngành, địa phương cập nhật kết quả vào Hệ thống thông tin để trả lời cho người dân, doanh nghiệp.
3. Trường hợp các phản ánh, kiến nghị có nội dung liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước hoặc trong quá trình xử lý có các thông tin thuộc bảo vệ bí mật nhà nước thì quy trình trả lời phải được thực hiện và quản lý theo chế độ mật, không cập nhật thông tin trên Hệ thống thông tin.
Như vậy, tùy vào mỗi trường hợp mà thời hạn xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị trên Hệ thống thông tin điện tử Chính phủ là khác nhau, cụ thể:
- Thời hạn xử lý là 20 ngày kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, trường hợp hết thời hạn này mà chưa xử lý xong, định kỳ cứ sau 07 ngày các bộ, ngành, địa phương cập nhật tình hình xử lý vào Hệ thống thông tin để thông tin cho người dân, doanh nghiệp theo dõi.
- Thời hạn có kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị là 2 ngày làm việc.
- Trường hợp các phản ánh, kiến nghị có nội dung liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước hoặc trong quá trình xử lý có các thông tin thuộc bảo vệ bí mật nhà nước thì quy trình trả lời phải được thực hiện và quản lý theo chế độ mật, không cập nhật thông tin trên Hệ thống thông tin.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?