Biện pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng thực hiện theo Nghị quyết 42/2017/QH14?

Biện pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng thực hiện theo Nghị quyết 42/2017/QH14? Nhờ anh chị giải đáp.

Biện pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng thực hiện theo Nghị quyết 42/2017/QH14?

Căn cứ quy định Mục 2 Nghị quyết 148/NQ-CP năm 2023 quy định như sau:

Dưới đây là quy định về biện pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng thực hiện theo Nghị quyết 42/2017/QH14:

- Bộ Tư pháp:

+ Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục thi hành án dân sự rà soát lại những vụ việc thi hành án còn tồn đọng, liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ để tập trung, ưu tiên giải quyết dứt điểm nhằm đảm bảo giá trị tài sản bảo đảm thu hồi lớn nhất; đồng thời, thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán án phí trong các vụ việc thi hành án theo quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 và quy định pháp luật có liên quan.

+ Phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao xây dựng hệ thống dữ liệu liên quan đến các vụ việc đang được thụ lý giải quyết và cho phép các tổ chức tín dụng được tra cứu, trích xuất.

- Bộ Công an:

+ Kiên quyết xử lý đối với các cá nhân, tổ chức có các hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự trong quá trình thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ; đảm bảo việc thu giữ xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ được diễn ra thuận lợi, theo quy định pháp luật.

+ Chỉ đạo Công an các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả “Quy trình công tác đảm bảo an ninh trật tự quá trình thu giữ tài sản bảo đảm theo Nghị quyết số 42” nhằm hỗ trợ giữ gìn an ninh trật tự cho các tổ chức tín dụng, VAMC trong quá trình thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo Nghị quyết 42/2017/QH14.

- Bộ Tài chính:

+ Tiếp tục thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán theo quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và quy định pháp luật có liên quan.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

+ Tiếp tục có các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo tới các cấp chính quyền cơ sở(cấp phường, xã) để hướng dẫn thực hiện theo Nghị quyết 42/2017/QH14 và phân công trách nhiệm hỗ trợ quá trình tổ chức tín dụng, tổ chức mua, bán xử lý nợ xấu thực hiện phương án thu giữ tài sản bảo đảm;

+ Tiếp tục phát huy vai trò của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự và chỉ đạo sở, ban, ngành trên địa bàn phối hợp có hiệu quả trong công tác thi hành án dân sự đặc biệt đối với các vụ việc phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị và những vụ việc cần sự vào cuộc của các sở, ban, ngành tại địa phương.

- Các Bộ, cơ quan chủ quản: Chỉ đạo các tập đoàn, công ty, đơn vị thành viên thực hiện nghĩa vụ trả nợ/nghĩa vụ bảo lãnh đối với các khoản vay mà các đơn vị đứng ra bảo lãnh cho các công ty con, công ty thành viên.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

+ Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị đầu mối triển khai thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 trong ngành Ngân hàng.

+ Triển khai thực hiện các giải pháp được nêu tại Phụ lục 01 đính kèm Báo cáo 174/BC-CP năm 2022 của Chính phủ tổng kết thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm.

Biện pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng thực hiện theo Nghị quyết 42/2017/QH14?

Biện pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng thực hiện theo Nghị quyết 42/2017/QH14? (Hình từ Internet)

Tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
...

Như vậy, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng như sau:

Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng
1. Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
4. Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
5. Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.
6. Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

Như vậy, hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng được quy định như sau:

- Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

- Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.

- Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

Trân trọng!

Tổ chức tín dụng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tổ chức tín dụng
Hỏi đáp Pháp luật
Bao lâu thì được xóa nợ xấu nhóm 2? Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với các khoản nợ nhóm xấu 2 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giãn nợ đến hết ngày 31/12/2024 đối với khách hàng vay tiêu dùng gặp khó khăn?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức tín dụng nào được làm đại lý phân phối trái phiếu Chính Phủ?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 07/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động đại lý thanh toán?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức gia hạn Thông tư 02 cơ cấu nợ đến hết ngày 31/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giám đốc ngân hàng phải có tiêu chuẩn, điều kiện như thế nào theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nợ quá hạn bao nhiêu ngày thì thành nợ xấu nhóm 2?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền đình chỉ lưu hành là gì? Có được đổi tiền đình chỉ lưu hành không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế là gì? Cơ quan nào Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế ?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ vay tiền ngân hàng gồm những gì? Ngân hàng cho vay tiền với mức lãi suất bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tổ chức tín dụng
Đinh Khắc Vỹ
814 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tổ chức tín dụng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào