Hướng dẫn về tội cho vay lãi nặng và thu lợi bất chính trong giao dịch dân sự?

Cho hỏi: Hướng dẫn về tội cho vay lãi nặng và thu lợi bất chính trong giao dịch dân sự? Câu hỏi của anh Khải (Đà Nẵng)

Cho vay lãi nặng là gì? Thu lợi bất chính là gì?

Tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP có định nghĩa về cho vay lãi nặng và thu lợi bất chính cụ thể như sau:

Về một số từ ngữ
1. “Cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp cho vay bằng tài sản khác (không phải là tiền) thì khi giải quyết phải quy đổi giá trị tài sản đó thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay.
2. “Thu lợi bất chính” là số tiền lãi vượt quá mức lãi suất vay cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự và các khoản thu trái pháp luật khác của người vay.
Trường hợp thu lợi bất chính là tài sản khác (không phải là tiền) thì phải được quy đổi thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay.

Theo quy định trên có thể hiểu về 02 thuật ngữ này như sau:

- Cho vay lãi nặng là bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

- Thu lợi bất chính là số tiền lãi vượt quá mức lãi suất vay cao nhất và các khoản thu trái pháp luật khác của người vay.

Hướng dẫn về tội cho vay lãi nặng và thu lợi bất chính trong giao dịch dân sự?

Hướng dẫn về tội cho vay lãi nặng và thu lợi bất chính trong giao dịch dân sự? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn về tội cho vay lãi nặng và thu lợi bất chính trong giao dịch dân sự?

Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Công văn 4688/VKSTC-V14 năm 2020 hướng dẫn, giải đáp vướng mắc Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 một số cụm từ bị thay thế bởi điểm i khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về "Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự". Cụ thể như sau:

Khi truy cứu tội cho vay nặng lãi theo Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, khoản thu lợi bất chính sẽ được xác định dựa trên trần lãi suất 20%/năm quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015.

Theo đó, phần tiền lãi vượt mức trần 20%/năm sẽ được xem là thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự.

Khoản tiền gốc trong giao dịch cho vay nặng lãi, nếu bên cho vay bị kết tội thì khoản tiền đó được cho là "phương tiện phạm tội" buộc phải tịch thu sung vào ngân sách Nhà nước. Nếu người vay chưa trả cho chủ nợ thì cũng buộc phải nộp lại cho Nhà nước.

Đối với khoản thu lợi bất chính (phần lãi vượt mức trần 20%/năm), nếu người vay đã trả thì chủ nợ bị buộc trả lại.

Tuy nhiên, nếu bên vay chưa trả thì không bắt buộc phải trả, trong trường hợp này chủ nợ sẽ được thoạt tội hình sự do chưa phát sinh khoản thu lợi bất chính, chưa cấu thành tội phạm.

Trường hợp một giao dịch vay phát sinh 2 giai đoạn trong đó giai đoạn một có mức lãi suất vượt trần (20%/năm) và gộp lãi chưa trả của giai đoạn 1 vào giai đoạn 2 để cho vay với mức lãi suất không vượt quá 20%/năm thì cơ quan công tố vẫn cho rằng giao dịch này vẫn bị truy cứu ở giai đoạn 1.

Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định về nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự cụ thể như sau:

Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.
2. Xem xét áp dụng nghiêm khắc hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, hoạt động dưới hình thức băng, ổ nhóm thì xem xét áp dụng hình phạt tù là hình phạt chính.
3. Trường hợp hình phạt chính được áp dụng không phải hình phạt tiền thì phải xem xét áp dụng nghiêm khắc hình phạt bổ sung là hình phạt tiền.

Như vậy, đối với người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự sẽ có nguyên tắc xử lý sau đây:

- Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.

- Hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người thực hiện hành vi phạm tội.

Trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, hoạt động dưới hình thức băng, ổ nhóm thì xem xét áp dụng hình phạt tù là hình phạt chính.

- Trường hợp hình phạt chính được áp dụng không phải hình phạt tiền thì phải xem xét áp dụng nghiêm khắc hình phạt bổ sung là hình phạt tiền.

Trân trọng!

Tội cho vay nặng lãi
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội cho vay nặng lãi
Hỏi đáp Pháp luật
Cầm đồ cho vay tiền trá hình hoạt động tín dụng đen bị xử phạt ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là nguồn thu lợi bất chính từ việc cho vay lãi nặng?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn về tội cho vay lãi nặng và thu lợi bất chính trong giao dịch dân sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội cho vay nặng lãi
Nguyễn Trần Cao Kỵ
5,567 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội cho vay nặng lãi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội cho vay nặng lãi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào