Ai là người ký tờ trình đề nghị phê chuẩn Phó chủ tịch UBND xã?

Xin hỏi: Ai là người ký tờ trình đề nghị phê chuẩn Phó chủ tịch UBND xã? UBND hay HĐND?- Câu hỏi của anh Phố (Bình Định).

Ai là người ký tờ trình đề nghị phê chuẩn Phó chủ tịch UBND xã?

Tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 08/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 115/2021/NĐ-CP có quy định về thẩm định và phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:

Thẩm định và phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Hồ sơ phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, gồm:
a) Tờ trình của Thường trực Hội đồng nhân dân (kèm theo lý lịch trích ngang của người được đề nghị phê chuẩn);
b) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xác nhận kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (kèm theo Biên bản kiểm phiếu kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân);
c) Bản sao Quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân của người được giới thiệu bầu lần đầu;
d) Bản sao Quyết định hoặc văn bản thông báo ý kiến về nhân sự được giới thiệu bầu của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ (kèm theo bảng tổng hợp kết quả kiểm phiếu và Biên bản kiểm phiếu ở các bước trong quy trình nhân sự);
đ) Sơ yếu lý lịch theo mẫu hiện hành theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương do cán bộ tự khai và cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ xác nhận, đóng dấu theo quy định (có dán ảnh màu khổ 4x6, chụp trong thời gian không quá 06 tháng);
...

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền ký tờ trình đề nghị phê chuẩn Phó chủ tịch UBND xã là Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã.

Ai là người ký tờ trình đề nghị phê chuẩn Phó chủ tịch UBND xã?

Ai là người ký tờ trình đề nghị phê chuẩn Phó chủ tịch UBND xã? (Hình từ Internet)

Trình tự thẩm định và phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND được thực hiện như thế nào?

Tại Điều 12 Nghị định 08/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 115/2021/NĐ-CP có quy định trình tự thẩm định và phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND được thực hiện như sau:

Bước 1: Thường trực Hội đồng nhân dân gửi 02 bộ hồ sơ kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đến cơ quan có thẩm quyền thẩm định quy định tại Điều 5 Nghị định 08/2016/NĐ-CP

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ 02 bộ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định phải xem xét, thẩm định hồ sơ phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc có sai sót theo quy định thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định có văn bản đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc.

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền thẩm định (kèm theo hồ sơ đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân) thì:

- Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện xem xét, phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.

Trường hợp Thủ tướng Chính phủ không phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện không phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp thì:

Phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và yêu cầu Hội đồng nhân dân tổ chức bầu lại chức danh không được phê chuẩn.

Hội đồng nhân dân miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND trong trường hợp nào?

Tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 08/2016/NĐ-CP có quy định về từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân như sau:

Từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân
...
2. Hội đồng nhân dân miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân trong các trường hợp sau đây:
a) Từ chức theo khoản 1 Điều này;
b) Được cơ quan có thẩm quyền bố trí công việc khác mà không thuộc diện điều động theo quy định tại khoản 1 Điều 124 Luật Tổ chức chính quyền địa phương;
c) Được cơ quan có thẩm quyền quyết định nghỉ chế độ hưu trí, thôi việc;
d) Không được tín nhiệm theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Như vậy, Hội đồng nhân dân miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND trong trường hợp:

- Từ chức vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác mà không thể tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ;

- Được cơ quan có thẩm quyền bố trí công việc khác mà không thuộc diện điều động theo quy định tại khoản 1 Điều 124 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015;

- Được cơ quan có thẩm quyền quyết định nghỉ chế độ hưu trí, thôi việc;

- Không được tín nhiệm khi có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân bỏ phiếu không tín nhiệm.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lương Thị Tâm Như
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào