Làm giấy chứng sinh ở bệnh viện cần những gì? Có cần sổ hộ khẩu không?
Làm giấy chứng sinh ở bệnh viện cần những gì? Có cần sổ hộ khẩu không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1, khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2015/TT-BYT; sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 27/2019/TT-BYT quy định về thẩm quyền và thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng sinh cụ thể như sau:
Thẩm quyền và thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng sinh
.....
2. Thủ tục cấp Giấy chứng sinh
a) Trước khi trẻ sơ sinh về nhà, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy chứng sinh tại Phụ lục 01 hoặc Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư này. Cha, mẹ hoặc người thân thích của trẻ có trách nhiệm đọc, kiểm tra lại thông tin trước khi ký. Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
b) Trường hợp trẻ được sinh ra ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng được cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ đẻ thì cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng của trẻ phải điền vào Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này và nộp cho Trạm y tế tuyến xã nơi trẻ sinh ra để xin cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng sinh, Trạm y tế tuyến xã phải làm thủ tục cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 05 ngày làm việc. Việc cấp Giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
c) Trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ thì Bên vợ chồng nhờ mang thai hộ hoặc Bên mang thai hộ phải nộp Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và Bên mang thai hộ gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trẻ sinh ra.
Trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ sẽ được cấp Giấy chứng sinh theo Mẫu quy định tại Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy chứng sinh này là văn bản chứng minh việc mang thai hộ khi làm thủ tục đăng ký khai sinh.
Việc cấp Giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này”.
.....
Thông qua quy định trên, việc làm giấy chứng sinh ở bệnh viện được thực hiện trước khi người mẹ xuất viện và trẻ sơ sinh về nhà.
Theo đó, cha mẹ hoặc người thân thích của trẻ có trách nhiệm đọc, kiểm tra lại thông tin trước khi ký giấy chứng sinh. Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám chữa bệnh.
Mặt khác, pháp luật không yêu cầu việc phải đem sổ hộ khẩu khi làm giấy chứng sinh. Do đó, việc làm giấy chứng sinh không cần có số hộ khẩu.
Vì vậy, để thuận tiện trong công tác thủ tục cấp Giấy chứng sinh, cha mẹ hoặc người thân thích nên chuẩn bị giấy tờ tùy thân của mình như CMND/CCCD còn thời hạn.
Làm giấy chứng sinh ở bệnh viện cần những gì? Có cần sổ hộ khẩu không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng sinh?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng sinh bao gồm:
- Bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, Bệnh viện sản - nhi.
- Nhà hộ sinh.
- Trạm y tế cấp xã.
- Các cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ.
Cơ quan nào có trách nhiệm in ấn và cung cấp mẫu giấy chứng sinh?
Theo quy định Điều 3 Thông tư 17/2012/TT-BYT quy định về in ấn và cung cấp mẫu Giấy chứng sinh cụ thể như sau:
In ấn và cung cấp mẫu Giấy chứng sinh
1. Giấy chứng sinh được in sẵn và đóng thành sổ. Kích thước của Sổ Giấy chứng sinh là khổ giấy A4 (210 x 297 mm). Mỗi trang trong sổ được chia thành 02 phần có nội dung giống nhau để ghi các thông tin liên quan đến trẻ sinh ra sống. Trong trường hợp những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang sử dụng phần mềm quản lý thì không nhất thiết phải đóng thành sổ, nhưng phải bảo đảm in và cấp Giấy chứng sinh cho trẻ theo đúng mẫu quy định tại Thông tư này.
2. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm lập kế hoạch in ấn và cung cấp mẫu Giấy chứng sinh miễn phí cho trạm y tế cấp xã. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác tự in ấn để sử dụng.
Theo đó, cơ quan có trách nhiệm in ấn và cung cấp mẫu giấy chứng sinh bao gồm:
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương in ấn và cung cấp mẫu giấy chứng sinh miễn phí cho trạm y tế cấp xã.
- Các cơ sở khám chữa bệnh khác tự in ấn mẫu giấy chứng sinh để sử dụng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?