Hướng dẫn thể hiện tiêu thức tên hàng hóa dịch vụ trên hóa đơn GTGT?
Hướng dẫn thể hiện tiêu thức tên hàng hóa dịch vụ trên hóa đơn GTGT?
Căn cứ theo Công văn 67046/CTHN-TTHT năm 2023 của Cục thuế TP. Hà Nội về hướng dẫn thể hiện tiêu thức tên hàng hóa dịch vụ trên hóa đơn GTGT như sau:
Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ
....
Căn cứ các quy định trên, Cục thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Hóa đơn hợp pháp là hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định. Trên hóa đơn phải thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ bằng tiếng Việt. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ được giao dịch có quy định về mã hàng hóa, dịch vụ thì trên hóa đơn phải ghi cả tên và mã hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, trường hợp còn vướng mắc, Chi nhánh Công ty TNHH Asahi Kasei Advance Việt Nam tại Thành phố Hà Nội có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra - Kiểm Tra số 2 để được hỗ trợ giải quyết.
Thông qua hướng dẫn Công văn trên, một hóa đơn được xem là hợp pháp phải đảm bảo chính xác và đầy đủ nội dung lần hình thức theo quy định pháp luật. Chính vì thế việc thể hiện thể thức tên hàng hóa hay dịch vụ trên hóa đơn GTGT cũng phải bảo đảm yêu cầu này.
Trường hợp, hàng hóa hay dịch vụ được giao dịch có quy định về mã hàng hóa, dịch vụ thì trên hóa đơn GTGT phải ghi cả tên và mã hàng hóa dịch vụ. Ngoài yêu cầu này, hóa đơn GTGT cũng phải có đầy đủ nội dung theo quy định Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (trừ một số trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ nội dung) bao gồm:
[1] Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.
[2] Tên liên hóa đơn áp dụng đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thực hiện.
[3] Số hóa đơn.
[4] Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.
[5] Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.
[6] Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT.
[7] Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua.
[8] Thời điểm lập hóa đơn.
[9] Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử.
[10] Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
[11] Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có).
[12] Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
[13] Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn.
Hướng dẫn thể hiện tiêu thức tên hàng hóa dịch vụ trên hóa đơn GTGT? (Hình từ Internet)
Hóa đơn GTGT được sử dụng trong các hoạt động nào?
Theo quy định Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về loại hóa đơn.
Loại hóa đơn
Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:
1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
b) Hoạt động vận tải quốc tế;
c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
d) Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
.....
Theo đó, hóa đơn GTGT được sử dụng trong các hoạt động như sau:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa.
- Hoạt động vận tải quốc tế.
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
*Hóa đơn GTGT được áp dụng đối với các tổ chức khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Hóa đơn điện tử GTGT có mã của cơ quan thuế được cấp trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn điện tử GTGT có mã của cơ quan thuế được cấp trong trường hợp dưới đây:
[1] Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuộc các trường hợp sau:
- Ngừng hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua.
- Tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần có hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh.
- Bị cơ quan thuế cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
[2] Tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có bán đấu giá tài sản. Trường hợp giá trúng đấu giá là giá bán đã có thuế GTGT được công bố rõ trong hồ sơ bán đấu giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được cấp hóa đơn GTGT để giao cho người mua.
*Việc cấp hóa đơn điện tử GTGT có mã của cơ quan thuế cho các đối tượng trên được thực hiện theo từng lần phát sinh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hóa đơn giá trị gia tăng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?