Mẫu ủy quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 và cách ghi?
- Mẫu ủy quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 và cách ghi?
- Có bắt buộc việc uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 phải được lập thành văn bản không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú?
Mẫu ủy quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 và cách ghi?
Tại Mẫu số 04/2013/TT-LLTP ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/TT-BTP có quy định mẫu ủy quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 như sau:
Xem chi tiết Mẫu ủy quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/TT-BTP tại đây.
Cách ghi một số mục trong mẫu ủy quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 như sau:
[1] Họ và tên người được ủy quyền hoặc của cha/mẹ người chưa thành niên; ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu.
[2] Ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.
[3] Ghi rõ địa chỉ để liên lạc khi cần thiết.
[4] Ghi rõ là chứng minh nhân dân hay hộ chiếu.
[5] Ghi rõ mối quan hệ trong trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền; trong trường hợp này không cần có văn bản ủy quyền.
[6] Ghi rõ trong trường hợp có văn bản ủy quyền.
[7] Ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu.
[8] [9] Trường hợp có nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi cả hai nơi.
[10] Trường hợp là người chưa thành niên dưới 14 tuổi thì không phải ghi nội dung này.
[11] Kê khai quá trình cư trú, nghề nghiệp, nơi làm việc từ khi từ 14 tuổi trở lên.
[12] Đối với người đã từng là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ thì ghi rõ chức vụ trong thời gian phục vụ trong quân đội.
Mẫu ủy quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 và cách ghi? (Hình từ Internet)
Có bắt buộc việc uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 phải được lập thành văn bản không?
Tại khoản 3 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định về thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 như sau:
Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1
...
3. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
4. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật này khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này.
Như vậy, việc uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 phải được lập thành văn bản.
Tuy nhiên, đối với trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú?
Tại Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:
Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp
1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
3. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.
Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
...
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú là Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề thi cuối học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức kèm đáp án cập nhật năm 2024?
- Thành viên của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở nhiệm kỳ sau cần đảm bảo bao nhiêu % thành viên mới từ 01/2/2025?
- Mẫu thời khóa biểu dành cho học sinh sinh viên? Cơ sở giáo dục nghề nghiệp không tổ chức giảng dạy theo thời khóa biểu bị phạt bao nhiêu tiền?
- Lễ hội đền Thượng năm 2025 tổ chức vào ngày nào? Ở đâu?
- Hoá chất độc là gì? Nhà nước có chính sách gì về hoạt động hóa chất?