Hướng dẫn cách xuất hoá đơn khi không xác định có được giảm thuế giá trị gia tăng hay không?

Cho hỏi:Hướng dẫn cách xuất hoá đơn khi không xác định có được giảm thuế giá trị gia tăng hay không? Câu hỏi của chị Hồng (Phú Yên)

Hướng dẫn cách xuất hoá đơn khi không xác định có được giảm thuế giá trị gia tăng hay không?

Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định về việc giảm thuế giá trị gia tăng như sau:

Giảm thuế giá trị gia tăng
...
4. Trường hợp cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trường hợp cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn bán hàng phải ghi rõ số tiền được giảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán và người mua xử lý hóa đơn đã lập theo quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ. Căn cứ vào hóa đơn sau khi xử lý, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
6. Cơ sở kinh doanh quy định tại Điều này thực hiện kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng theo Mẫu số 01 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này cùng với Tờ khai thuế giá trị gia tăng.
...

Như vậy, theo quy định này có thể hiểu, Chính phủ chỉ giảm thuế giá trị gia tăng cho một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% xuống còn 8% quy định tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP.

Tuy nhiên, đối với Phụ lục 1 danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP là khá dài. Điều này làm cho người nộp thuế khá khó khăn.

Do đó, người nộp thuế có thể làm theo cách sau đây để xuất hoá đơn khi không xác định có được giảm thuế giá trị gia tăng hay không:

Trước hết, người nộp thuế có thể xuất hoá đơn 10% và đồng thời gửi đề nghị hướng dẫn đến cơ quan thuế và đợi hướng dẫn từ cơ quan thuế.

Sau khi có hướng dẫn thì thực hiện hoá đơn điều chỉnh, bên bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, bên mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào.

Cụ thể, theo khoản 5 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP nếu xuất hoá đơn chưa giảm thuế gia trị gia tăng cho các hàng hoá được giảm thì phải xử lý hoá đơn đã lập theo quy định.

Từ đó, người nộp thuế có thể căn cứ việc xuất hoá đơn để kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, đầu vào cho đúng.

Hướng dẫn cách xuất hoá đơn khi không xác định có được giảm thuế giá trị gia tăng hay không?

Hướng dẫn cách xuất hoá đơn khi không xác định có được giảm thuế giá trị gia tăng hay không? (Hình từ Internet)

Khi kinh doanh nhiều lĩnh vực thì tỷ lệ thuế trên doanh thu để nộp thuế giá trị gia tăng được xác định như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về căn cứ tính thuế như sau:

Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.
...
2. Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu
a) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên khi kinh doanh nhiều lĩnh vực thì tỷ lệ thuế trên doanh thu nộp thuế giá trị gia tăng được xác định trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề.

Trường hợp không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề.

Người nộp thuế giá trị gia tăng không phải nộp thuế trong trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP ban hành về việc người nộp thuế giá trị gia tăng không phải nộp thuế trong trường hợp sau đây:

Người nộp thuế
...
3. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng:
a) Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
b) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp: Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì người nộp thuế giá trị gia tăng không phải nộp thuế trong trường hợp sau đây:

- Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng và các khoản thu tài chính khác.

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

- Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng bán tài sản.

- Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường được bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016.

Trân trọng!

Giảm thuế giá trị gia tăng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giảm thuế giá trị gia tăng
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn giảm thuế GTGT từ 01/7/2024 theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP?
Hỏi đáp Pháp luật
Những điểm mới của Nghị định 72 về giảm thuế GTGT mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết Danh mục hàng hóa giảm thuế GTGT xuống 8% đến hết ngày 30/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giảm thuế GTGT 8% theo Nghị quyết 142 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở kinh doanh được giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ 1/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 72/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế suất giá trị gia tăng đến hết năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục hàng hoá giảm thuế GTGT 8% năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông qua đề nghị xây dựng dự án về giảm thuế giá trị gia tăng của Quốc hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức tính VAT mới nhất 2024? Mặt hàng nào không được giảm thuế GTGT đến hết ngày 30/06/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giảm thuế giá trị gia tăng
Nguyễn Trần Cao Kỵ
1,127 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giảm thuế giá trị gia tăng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào