Chế độ chi nghỉ hưu, chuyển công tác đối với cán bộ trong các cơ quan Công đoàn năm 2023 như thế nào?

Cho tôi hỏi Chế độ chi nghỉ hưu, chuyển công tác đối với cán bộ trong các cơ quan Công đoàn năm 2023? (Câu hỏi của chị Quyên - Đà Nẵng)

Chế độ chi nghỉ hưu, chuyển công tác đối với cán bộ trong các cơ quan Công đoàn năm 2023 như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu trong các cơ quan Công đoàn từ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên được ban hành kèm theo Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022, chế độ chi nghỉ hưu, chuyển công tác đối với cán bộ trong các cơ quan Công đoàn năm 2023 được quy định như sau:

*Áp dụng với cán bộ công chức, lao động được cấp có thẩm quyền cho phép ký hợp đồng lao động (sau đây viết tắt là CBCC)

Trường hợp

Mức chi nghỉ hưu, chuyển công tác

Chi tặng quà cho CBCC trong các cơ quan Công đoàn khi nghỉ hưu

- Tổng Liên đoàn: Mức chi nghỉ hưu tối đa: 4.000.000 đồng/người.

- Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa tối đa: 3.000.000 đồng/người.

CBCC nghỉ hưu ở đơn vị nào do đơn vị đó chi.

CBCC trong các cơ quan Công đoàn chuyển công tác sang đơn vị khác

Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tặng quà tối đa: 2.000.000 đồng/người

Các đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Công đoàn khi thôi tham gia Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra được chi tặng quà theo mức

- Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 3.000.000 đồng/người.

- Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi tối đa 2.000.000 đồng/người.

- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/người.


Chi thăm hỏi cán bộ công đoàn chuyên trách nghỉ hưu trong các cơ quan Công đoàn, nhân dịp ngày thành lập Công đoàn Việt Nam và Tết nguyên đán

Mức chi tối đa 300.000 đồng/người/lần.

Chi thăm hỏi CBCC trong các cơ quan Công đoàn đã nghỉ hưu bị bệnh hiểm nghèo

Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/người/lần.

Chi phúng viếng cán bộ CBCC trong các cơ quan Công đoàn đã nghỉ hưu bị tử vong

Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/người và tiền mua hương, hoa.

Chế độ chi nghỉ hưu, chuyển công tác đối với cán bộ trong các cơ quan công đoàn năm 2023?

Chế độ chi nghỉ hưu, chuyển công tác đối với cán bộ trong các cơ quan Công đoàn năm 2023 như thế nào? (Hình từ Internet)

Chế độ chi tiêu trong các cơ quan Công đoàn phải đảm bảo các nguyên tắc nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu trong các cơ quan Công đoàn từ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên được ban hành kèm theo Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022, chế độ chi tiêu trong các cơ quan Công đoàn phải đảm bảo các nguyên tắc như sau:

- Phải căn cứ vào các quy định của Nhà nước, phù hợp với khả năng tài chính của tổ chức Công đoàn.

- Sử dụng tài chính Công đoàn đúng mục đích, hiệu quả, phục vụ tốt các hoạt động của tổ chức Công đoàn.

- Việc thanh toán chi các chế độ trên phải đảm bảo nguyên tắc, thủ tục về chứng từ kế toán theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.

Công đoàn cơ sở có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

Theo quy định tại Điều 15 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa 12) được ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020, Công đoàn cơ sở có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

[1] Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện các chủ trương chính sách bao gồm:

- Chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân.

- Các chủ trương, nghị quyết của Công đoàn.

[2] Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật Nhà nước.

[3] Giám sát hoặc tham gia giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể và các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật.

[4] Phối hợp với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

[5] Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

[6] Tổ chức phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, xã hội.

[7] Tổ chức thực hiện nghị quyết của Công đoàn các cấp, chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

[8] tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đoàn viên và cán bộ Công đoàn;

[9] quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Công đoàn theo đúng quy định;

[10] thực hiện công tác phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh;

[11] tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại nơi làm việc; xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển bền vững;

[12] tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh.

[13] Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn đối với từng loại hình Công đoàn cơ sở.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Dương Thanh Trúc
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào