Trường phổ thông cấp trung học cơ sở công lập có những vị trí việc làm nào?
Trường phổ thông cấp trung học cơ sở công lập có những vị trí việc làm nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT quy định danh mục khung vị trí việc làm trong trường trung học cơ sở; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở; trường dành cho người khuyết tật (sau đây gọi chung là trường phổ thông cấp trung học cơ sở) gồm các vị trí như sau:
(1) Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành gồm 02 vị trí như sau:
- Hiệu trưởng;
- Phó hiệu trưởng.
(2) Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp gồm 01 vị trí là Giáo viên.
(3) Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ gồm 09 vị trí như sau:
- Thư viện;
- Thiết bị, thí nghiệm;
- Công nghệ thông tin;
- Kế toán;
- Thủ quỹ;
- Văn thư;
- Y tế;
- Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
- Giáo vụ (áp dụng đối với trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật).
Trường phổ thông cấp trung học cơ sở công lập có những vị trí việc làm nào? (Hình từ Internet)
Số lượng người làm việc trong trường phổ thông cấp trung học cơ sở công lập là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT quy định định mức số lượng người làm việc trong trường phổ thông cấp trung học cơ sở:
Định mức số lượng người làm việc trong trường phổ thông cấp trung học cơ sở
1. Hiệu trưởng: Mỗi trường có 01 hiệu trưởng.
2. Phó hiệu trưởng
a) Trường trung học cơ sở có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở; trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí 02 phó hiệu trưởng;
b) Trường trung học cơ sở có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 01 phó hiệu trưởng.
3. Giáo viên
a) Mỗi trường trung học cơ sở được bố trí tối đa 1,90 giáo viên trên một lớp;
b) Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở và trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí tối đa 2,20 giáo viên trên một lớp;
c) Ngoài định mức trên, mỗi trường trung học cơ sở; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở; trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí 01 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
...
Như vậy, số lượng người làm việc trong trường phổ thông cấp trung học cơ sở được quy định như sau:
Hiệu trưởng: Mỗi trường có 01 hiệu trưởng.
Phó hiệu trưởng
- Bố trí 02 phó hiệu trưởng đối với các trường sau:
+ Trường trung học cơ sở có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố,
+ Trường trung học cơ sở có từ 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo;
+ Trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở;
+ Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện;
+ Trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở.
- Bố trí 01 phó hiệu trưởng đối với các trường sau:
+ Trường trung học cơ sở có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố;
+ Trường trung học cơ sở có từ 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo;
Giáo viên
- Bố trí tối đa 1,90 giáo viên trên một lớp đối với các trường trung học cơ sở;
- Bố trí tối đa 2,20 giáo viên trên một lớp đối với các trường sau:
+ Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện;
+ Trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở;
+ Trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở;
- Bố trí 01 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đối với các trường sau:
+ Trường trung học cơ sở;
+ Trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở;
+ Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện;
+ Trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở;
Nhân viên: Thư viện; thiết bị, thí nghiệm; công nghệ thông tin
- Bố trí tối đa 03 người đối với các trường sau:
+ Trường trung học cơ sở có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố;
+ Trường trung học cơ sở có từ 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo;
+ Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện.
- Bố trí tối đa 02 người đối với các trường sau:
+ Trường trung học cơ sở có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố;
+ Trường trung học cơ sở có từ 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo;
Ngoài ra, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở tùy vào số lượng lớp học mà áp dụng theo quy định đối với trường trung học cơ sở theo quy định.
- Bố trí 01 người đối với các trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở;
Nhân viên: Văn thư; kế toán; y tế và thủ quỹ
- Bố trí 03 người đối với các trường sau:
+ Trường trung học cơ sở;
+ Trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở;
- Bố trí tối đa 04 người đối với các trường sau:
+ Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện;
+ Trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở;
- Bố trí thêm 01 người đối với các trường phổ thông cấp trung học cơ sở có từ 40 lớp trở lên;
Nhân viên giáo vụ
- Bố trí tối đa 02 người đối với các trường sau:
+ Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện;
+ Trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở;
Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
- Đối với trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở: Cứ 15 học sinh khuyết tật thì được bố trí tối đa 01 người;
- Đối với các trường phổ thông cấp trung học cơ sở có học sinh khuyết tật học hòa nhập: Căn cứ vào số lượng học sinh khuyết tật học hòa nhập theo từng năm học thì bố trí như sau:
+ Trường có dưới 20 học sinh khuyết tật thì có thể bố trí tối đa 01 người;
+ Trường có từ 20 học sinh khuyết tật trở lên thì có thể bố trí tối đa 02 người.
Cơ cấu trường phổ thông cấp trung học cơ sở công lập được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định cơ cấu trường phổ thông cấp trung học cơ sở, bao gồm:
(1) Hội đồng trường;
(2) Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng;
(3) Hội đồng thi đua khen thưởng;
(4) Hội đồng kỷ luật;
(5) Hội đồng tư vấn;
(6) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam;
(7) Tổ chức Công đoàn;
(8) Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
(9) Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh;
(10) Các tổ chuyên môn;
(11) Tổ văn phòng;
(12) Lớp học;
(13) Tổ phục vụ các hoạt động giáo dục đặc thù của trường chuyên biệt.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?