Các yêu cầu đối với bia hơi theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7042:2013?

Cho tôi hỏi các yêu cầu đối với bia hơi theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7042:2013? Câu hỏi từ anh Thái (Đồng Nai)

Bia hơi là gì theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7042:2013?

Căn cứ Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7042:2013 quy định thuật ngữ và định nghĩa:

Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1. Bia hơi (draught beer)
Đồ uống có cồn thu được từ quá trình lên men hỗn hợp các nguyên liệu chủ yếu gồm malt đại mạch, gạo, ngô, các loại đường, nấm men bia, hoa houblon và nước, không qua khử trùng bằng nhiệt.
...

Như vậy, bia hơi là đồ uống có cồn thu được từ quá trình lên men hỗn hợp các nguyên liệu chủ yếu gồm malt đại mạch, gạo, ngô, các loại đường, nấm men bia, hoa houblon và nước, không qua khử trùng bằng nhiệt.

Các yêu cầu đối với bia hơi theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7042:2013?

Các yêu cầu đối với bia hơi theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7042:2013? (Hình từ Internet)

Các yêu cầu đối với bia hơi theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7042:2013?

Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7042:2013 quy định các yêu cầu đối với bia hơi như sau:

(1) Yêu cầu đối với nguyên liệu

- Malt đại mạch, gạo, ngô, các loại đường, nấm men bia, hoa houblon: đạt yêu cầu để chế biến thực phẩm.

- Nước dùng để sản xuất bia hơi: là nước uống được, theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT.

(2) Yêu cầu đối với sản phẩm

- Chỉ tiêu cảm quan

- Chỉ tiêu hóa học

- Giới hạn tối đa hàm lượng kim loại nặng trong bia hơi: theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6-3:2010/BYT và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT

- Các chỉ tiêu vi sinh vật trong bia hơi: theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6-3:2010/BYT

- Phụ gia thực phẩm được sử dụng cho bia hơi: theo quy định tại Thông tư 27/2012/TT-BYT

Các biện pháp nào phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia?

Căn cứ Điều 21 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 quy định biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia:

Phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia
1. Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.
2. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn trong máu, hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông hoặc gây ra tai nạn giao thông.
4. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng nội dung và tổ chức việc đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình đào tạo cấp bằng, chứng chỉ, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông thuộc phạm vi quản lý.

Như vậy, các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia:

- Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.

- Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa.

- Phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông.

- Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn trong máu, hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông hoặc gây ra tai nạn giao thông.

- Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng nội dung và tổ chức việc đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình đào tạo cấp bằng, chứng chỉ, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông thuộc phạm vi quản lý.

Ngoài ra tại Điều 22 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 quy định biên pháp phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe:

- Các biện pháp phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe bao gồm:

+ Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia cho người đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế;

+ Sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia; người mắc bệnh, rối loạn chức năng do uống rượu, bia; người nghiện rượu, bia;

+Can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe, phụ nữ mang thai có hội chứng hoặc nguy cơ ngộ độc rượu ở thai nhi; phòng, chống nghiện và tái nghiện rượu, bia;

+ Chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh, rối loạn chức năng có liên quan đến uống rượu, bia.

- Cơ sở y tế thực hiện các biện pháp quy định trên theo hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật của Bộ Y tế.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào