Ấn định thuế là gì? Căn cứ ấn định thuế TNDN là gì?
Ấn định thuế là gì? Căn cứ ấn định thuế TNDN là gì?
Ấn định thuế là trường hợp người nộp thuế (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân,...) phải nộp thuế theo một số tiền nhất định do cơ quan thuế thực hiện thay vì tự chủ động kê khai và nộp thuế.
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về căn cứ ấn định thuế như sau:
Căn cứ ấn định thuế
1. Người nộp thuế bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp
.....
b) Căn cứ ấn định thuế
b.1) Đối với người nộp thuế là tổ chức
Căn cứ cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại; tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực; kết quả xác minh; số tiền thuế phải nộp bình quân tối thiểu của 03 cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành, nghề, quy mô tại địa phương; trường hợp tại địa phương, cơ sở kinh doanh không có hoặc có nhưng không đủ thông tin về mặt hàng, ngành, nghề, quy mô cơ sở kinh doanh thì lấy thông tin của cơ sở kinh doanh tại địa phương khác để thực hiện ấn định theo từng yếu tố.
b.2) Đối với cá nhân chuyển nhượng, nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản
......
Thông qua căn cứ trên, căn cứ ấn định thuế TNDN đối với doanh nghiệp bao gồm:
[1] Cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại
[2] Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực.
[3] Kết quả xác minh.
[4] số tiền thuế phải nộp bình quân tối thiểu của 03 cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành, nghề, quy mô tại địa phương.
Trường hợp tại địa phương, cơ sở kinh doanh không có hoặc có nhưng không đủ thông tin về mặt hàng, ngành, nghề, quy mô cơ sở kinh doanh thì lấy thông tin của cơ sở kinh doanh tại địa phương khác để thực hiện ấn định theo từng yếu tố.
Ấn định thuế là gì? Căn cứ ấn định thuế TNDN là gì? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bị ấn định thuế trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Luật Quản lý thuế 2019, doanh nghiệp bị ấn định thuế TNDN khi thuộc các trường hợp như sau:
[1] Khi doanh nghiệp vi phạm pháp luật về thuế sau đây: (theo Điều 50 Luật Quản lý thuế 2019)
- Không đăng ký thuế, không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không đầy đủ, trung thực, chính xác về căn cứ tính thuế.
- Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế.
- Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp trong thời hạn quy định.
- Không chấp hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế theo quy định.
- Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường.
- Mua, trao đổi hàng hóa sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn mà hàng hóa là có thật theo xác định của cơ quan có thẩm quyền và đã được kê khai doanh thu tính thuế.
- Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.
- Thực hiện các giao dịch không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
- Không tuân thủ quy định về nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết hoặc không cung cấp thông tin theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết.
[2] Thuộc trường hợp bị cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Điều 52 Luật Quản lý thuế 2019.
- Khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế.
- Không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
- Quá thời hạn quy định mà doanh nghiệp khai thuế không cung cấp, từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài việc cung cấp hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, chứng từ, dữ liệu, số liệu liên quan đến việc xác định chính xác số tiền thuế phải nộp theo quy định.
- Doanh nghiệp khai thuế không chứng minh, giải trình hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan.
- Doanh nghiệp khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế.
- Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế.
- Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp.
- Doanh nghiệp không tự tính được số tiền thuế phải nộp.
- Trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp nộp thuế bị ấn định thuế có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Luật Quản lý thuế 2019, doanh nghiệp nộp thuế bị ấn định thuế có trách nhiệm như sau:
- Phải nộp số tiền thuế ấn định theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan quản lý thuế.
- Trường hợp không đồng ý với số tiền thuế do cơ quan quản lý thuế ấn định thì doanh nghiệp vẫn phải nộp số tiền thuế đó, đồng thời có quyền đề nghị cơ quan quản lý thuế giải thích hoặc khiếu nại, khởi kiện về việc ấn định thuế.
- Doanh nghiệp thuế có trách nhiệm cung cấp các hồ sơ, tài liệu để chứng minh cho việc khiếu nại, khởi kiện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tải mẫu báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu?
- Từ 1/1/2025, nhà sản xuất có phải công khai mức tiêu thụ năng lượng của xe cơ giới không?
- Tải mẫu số 1 Nghị định 115 2020 NĐ CP mới nhất năm 2025?
- Giá dịch vụ phát điện là gì? Quy định về giá dịch vụ phát điện từ 01/02/2025?