Thời hạn kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm là bao lâu? Khi quá thời hạn kháng cáo thì người kháng cáo có thể thực hiện quyền kháng cáo nữa không?
Thời hạn kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm là khi nào?
Căn cứ theo Điều 273 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thời hạn kháng cáo như sau:
Thời hạn kháng cáo
1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.
3. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.
Theo đó, thời hạn kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Nếu đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Nếu đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
Thời hạn kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm là bao lâu? Khi quá thời hạn kháng cáo thì người kháng cáo có thể thực hiện quyền kháng cáo nữa không? (Hình từ internet)
Khi quá thời hạn kháng cáo thì đương sự có thể thực hiện quyền kháng cáo nữa không?
Căn cứ theo Điều 275 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về kháng cáo quá hạn và xem xét kháng cáo quá hạn như sau:
Kháng cáo quá hạn và xem xét kháng cáo quá hạn
1. Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 273 của Bộ luật này là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
3. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định.
Theo đó, khi đã hết thời hạn kháng cáo theo quy định pháp luật nhưng người kháng cáo có nhu cầu vẫn có thể gửi đơn kháng cáo, bản tường trình lý do kháng cáo quá hạn kèm theo tài liệu đến Tòa án cấp sơ thẩm.
Sau đó, Tòa án cấp sơ thẩm sẽ gửi các giấy tờ về kháng cáo quá hạn đến Tòa án cấp phúc thẩm để xem xét vè quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn của người kháng cáo.
Nội dung đơn kháng cáo vụ án dân sự gửi đến tòa án gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 272 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về đơn kháng cáo như sau:
Đơn kháng cáo
1. Khi thực hiện quyền kháng cáo, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo.
Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
c) Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
d) Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
đ) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
...
Theo đó, để thực hiện được quyền kháng cáo của mình, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo gửi đến Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án dân sự gồm những nội dung sau:
- Thời gian, địa điểm làm đơn kháng cáo;
- Thông tin cá nhân cơ bản và thông tin liên lạc của người kháng cáo;
- Nội dung kháng cáo (toàn bộ hoặc một phần nội dung bản bán dân sự sơ thẩm);
- Lý do kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Dựa trên những nội dung cần thiết của đơn kháng cáo thì sau đây là đơn kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm chuẩn pháp lý hiện nay tải về
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kháng cáo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Những lưu ý khi treo cờ ngày Tết Âm lịch 2025 mà người dân cần biết?
- Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?