Mẫu phiếu thu chi công đoàn cơ sở năm 2023?
Mẫu phiếu thu chi công đoàn cơ sở năm 2023?
Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 3 Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021, khi phát sinh các khoản thu và khoản chi tại công đoàn cơ sở thì kế toán công đoàn cơ sở phải lập chứng từ kế toán dưới hình thức phiếu thu hoặc phiếu chi.
Ngoài ra, phiếu thu hay phiếu chi chỉ được lập 1 lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung trong phiếu thu chi phải đúng với nghiệp vụ kinh tế, tài chính; chữ viết phải rõ ràng, không tẩy xóa, sửa chữa, không viết tắt, số tiền viết bằng chữ phải khớp với số tiền viết bằng số.
Mẫu phiếu thu chi công đoàn cơ sở năm 2023 bao gồm mẫu phiếu thu và mẫu phiếu chi.
Mẫu phiếu thu công đoàn cơ sở như sau:
Tải Mẫu phiếu thu công đoàn cơ sở năm 2023 tại đây. Tải về.
Tải Mẫu phiếu chi công đoàn cơ sở năm 2023 tại đây. Tải về.
Mẫu phiếu thu chi công đoàn cơ sở năm 2023? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của công đoàn cơ sở là gì?
Căn cứ theo Điều 15 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 12 được ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020, nhiệm vụ và quyền hạn của công đoàn cơ sở bao gồm các nội dung như sau:
[1] Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân; các chủ trương, nghị quyết của Công đoàn.
[2] Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật Nhà nước.
[3] Giám sát hoặc tham gia giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể và các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật.
[4] Phối hợp với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động; tổ chức phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, xã hội.
[5] Tổ chức các hoạt động bao gồm:
- Thực hiện nghị quyết của công đoàn các cấp, chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 12 được ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đoàn viên và cán bộ công đoàn.
- Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo đúng quy định; thực hiện công tác phát triển, quản lý đoàn viên.
- Xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại nơi làm việc.
- Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển bền vững; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh.
[6] Đối với nhiệm vụ, quyền hạn của từng loại hình công đoàn cơ sở sẽ do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết về
Để thành lập công đoàn cơ sở cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo quy định Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 12 được ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020, để thành lập công đoàn cơ sở cần đáp ứng điều kiện như sau:
- Được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp quy định tại Mục 11 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 bao gồm:
[1] Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế bao gồm cả các công ty con trong nhóm công ty; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có trụ sở đặt tại địa phương khác.
[2] Hợp tác xã có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
[3] Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập hạch toán độc lập.
[4] Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
[5] Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
[6] Cơ quan tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
[7] Có thể thành lập công đoàn cơ sở ghép trong nhiều đơn vị sử dụng lao động trong trường hợp đơn vị sử dụng lao động không đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, hoặc theo nguyện vọng liên kết của người lao động, có thể thành lập công đoàn cơ sở ghép trong nhiều đơn vị sử dụng lao động.
- Thành viên có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
- Hình thức tổ chức công đoàn cơ sở bao gồm:
+ Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở không có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên.
+ Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn.
+ Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận.
+ Công đoàn cơ sở có công đoàn cơ sở thành viên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?