Trợ giúp viên pháp lý được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề là bao nhiêu?
Những đối tượng nào thực hiện trợ giúp pháp lý?
Căn cứ Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định người thực hiện trợ giúp pháp lý:
Người thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Trợ giúp viên pháp lý;
b) Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
c) Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
d) Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
2. Sở Tư pháp công bố danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Như vậy, những đối tượng sau thực hiện trợ giúp pháp lý:
- Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước;
- Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
- Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
- Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
Trợ giúp viên pháp lý được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Trợ giúp viên pháp lý có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ khoản 1 khoản 2 Điều 18 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý:
Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện trợ giúp pháp lý;
b) Được bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật;
c) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25, khoản 1 Điều 37 của Luật này và theo quy định của pháp luật về tố tụng;
d) Được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
đ) Bảo đảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;
e) Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý;
g) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý;
h) Bồi thường hoặc hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
2. Trợ giúp viên pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tham gia các khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
c) Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công;
d) Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định.
...
Theo quy định trên, trợ giúp viên pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau:
- Thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Được bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật;
- Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp được quy định.
- Được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
- Bảo đảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;
- Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý;
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Bồi thường hoặc hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
- Tham gia các khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công;
- Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định.
Trợ giúp viên pháp lý được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề là bao nhiêu?
Tại Điều 11 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với Trợ giúp viên pháp lý:
Chế độ, chính sách đối với Trợ giúp viên pháp lý
1. Trợ giúp viên pháp lý có các chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật.
2. Trợ giúp viên pháp lý được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp vượt khung (nếu có).
3. Trợ giúp viên pháp lý được cấp trang phục riêng theo tiêu chuẩn, niên hạn sau đây:
a) Quần áo vest: cấp 02 năm/01 lần, lần đầu được cấp 02 bộ, các lần sau mỗi lần 01 bộ;
b) Áo sơ mi dài tay: cấp hàng năm, lần đầu được cấp 02 cái, các lần sau mỗi lần 01 cái;
c) Quần áo xuân hè: cấp hàng năm, lần đầu được cấp 02 bộ, các lần sau mỗi lần 01 bộ;
d) Giầy da: 01 đôi/01 năm;
đ) Dép quai hậu: 01 đôi/01 năm;
e) Thắt lưng: 01 cái/02 năm;
g) Cà vạt: 01 cái/02 năm;
h) Bít tất: 02 đôi/01 lần/01 năm;
i) Cặp đựng tài liệu: 01 cái/02 năm;
k) Biển hiệu: 01 cái (cấp 01 lần).
Mẫu trang phục, việc quản lý, cấp phát và sử dụng trang phục thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Như vậy, mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề của trợ giúp viên pháp lý sẽ bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp vượt khung (nếu có).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- 30 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Người lao động được nghỉ làm ngày 30/11/2024 không?
- Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì hòa bình vào năm nào?
- Bộ Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên mới file Word mới nhất?
- Mẫu thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải áp dụng từ 5/1/2025?