Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ phải có các nội dung chủ yếu nào?
- Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ phải có các nội dung chủ yếu nào?
- Trường hợp chủ nợ với doanh nghiệp thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì có cần phải nộp lệ phí phá sản không?
- Khi nào thì Toà án nhân dân phải thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ phải có các nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ quy định Điều 26 Luật Phá sản 2014 quy định về đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ như sau:
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ
1. Khi yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản, chủ nợ quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
c) Tên, địa chỉ của người làm đơn;
d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
đ) Khoản nợ đến hạn.
Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn.
3. Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Như vây, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Ngày, tháng, năm;
- Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
- Tên, địa chỉ của người làm đơn;
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Khoản nợ đến hạn.
Lưu ý: Bên cạnh các nội dung được nêu ở trên thì người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn.
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ phải có các nội dung chủ yếu nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp chủ nợ với doanh nghiệp thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì có cần phải nộp lệ phí phá sản không?
Căn cứ quy định Điều 37 Luật Phá sản 2014 quy định về thương lượng giữa chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán như sau:
Thương lượng giữa chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị bằng văn bản gửi Tòa án nhân dân để các bên thương lượng việc rút đơn.
Tòa án nhân dân ấn định thời gian thương lượng nhưng không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.
2. Trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Tòa án nhân dân trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3. Trường hợp thương lượng không thành hoặc hết thời hạn thương lượng mà các bên không tiến hành thương lượng thì Tòa án nhân dân thông báo cho người nộp đơn nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của Luật này.
4. Việc thương lượng của các bên theo quy định tại Điều này không được trái với quy định của pháp luật về phá sản.
Như vậy, theo như quy định của pháp luật thì người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chỉ phải nộp lệ phí phá sản khi các bên thương lượng không thành hoặc hết thời hạn thương lượng mà các bên không tiến hành thương lượng.
Do đó nếu chủ nợ với doanh nghiệp thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì người nộp đơn không phải nộp lệ phí phá sản.
Khi nào thì Toà án nhân dân phải thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
Căn cứ quy định Điều 40 Luật Phá sản 2014 quy định về thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
Thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án nhân dân phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, các cơ quan, tổ chức đang giải quyết vụ việc liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do các bên cung cấp và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân phải thông báo cho các chủ nợ do doanh nghiệp, hợp tác xã cung cấp.
...
Như vậy, thời gian Toà án nhân dân phải thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?
- Đảo Phú Quốc có hình dạng gần giống như hình nào? Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất tỉnh Kiên Giang đúng không?
- Các trường hợp không được hoàn thuế GTGT dự án đầu tư từ ngày 01/7/2025?