Lực lượng cảnh vệ trực thuộc cơ quan nào? Nữ có thể tham gia vào lực lượng cảnh vệ không?

Cho tôi hỏi lực lượng cảnh vệ thuộc quản lý của cơ quan nào và nữ có thể tham gia vào lực lượng cảnh vệ không? Mong được giải đáp!

Lực lượng cảnh vệ trực thuộc cơ quan nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Cảnh vệ 2017 giải thích về cảnh vệ như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cảnh vệ là công tác bảo vệ đặc biệt do Nhà nước tổ chức thực hiện để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ.
...

Căn cứ theo Điều 16 Luật Cảnh vệ 2017 quy định về lực lượng cảnh vệ như sau:

Lực lượng Cảnh vệ
1. Lực lượng Cảnh vệ được tổ chức tại Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, bao gồm:
a) Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ thuộc Bộ Công an;
b) Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ của Cục Bảo vệ an ninh Quân đội thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tổ chức, biên chế, chức danh, trang bị của lực lượng Cảnh vệ.

Theo đó, lực lượng cảnh vệ là lực lượng làm công tác bảo vệ đặc biệt để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ được tổ chức tại Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.

Lực lượng cảnh vệ trực thuộc cơ quan nào? Nữ có thể tham gia vào lực lượng cảnh vệ không?

Lực lượng cảnh vệ trực thuộc cơ quan nào? Nữ có thể tham gia vào lực lượng cảnh vệ không? (hình từ Internet)

Nữ có thể tham gia vào lực lượng cảnh vệ không?

Căn cứ theo Điều 17 Luật Cảnh vệ 2017 quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng Cảnh vệ như sau:

Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng Cảnh vệ
1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ lâu dài trong lực lượng Cảnh vệ.
2. Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với tính chất đặc thù công tác cảnh vệ.
3. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng Cảnh vệ.

Theo đó, nữ cũng có thể tham gia vào lực lượng cảnh vệ nếu đáp ứng được các điều kiện sau:

- Là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng;

- Tự nguyện phục vụ lâu dài trong lực lượng Cảnh vệ;

- Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với tính chất đặc thù công tác cảnh vệ;

Quy định về phụ cấp đặc thù đối với lực lượng cảnh vệ như thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 90/2018/NĐ-CP quy định về phụ cấp đặc thù như sau:

Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ được hưởng phụ cấp đặc thù từ 15% đến 30% tính trên mức lương cấp bậc hàm hoặc phụ cấp cấp bậc hàm hiện hưởng ngoài các chế độ phụ cấp khác (nếu có), cụ thể như sau:

Mức phụ cấp

Đối tượng hưởng phụ cấp

30%

Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ: Bảo vệ tiếp cận; bảo vệ khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; tuần tra, canh gác tại nơi ở, nơi làm việc, khu vực trọng yếu, sự kiện đặc biệt quan trọng;

- Cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy;

- Cán bộ, chiến sĩ không giữ chức vụ có cấp bậc hàm từ Trung úy hoặc có mức lương tương đương cấp bậc hàm Trung úy trở xuống; chiến sĩ hưởng phụ cấp cấp bậc hàm.

25%

- Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ: Lái xe bảo vệ tiếp cận, lái xe nghiệp vụ, dẫn đường, hộ tống; kiểm tra chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ hoặc vật nguy hiểm khác, kiểm nghiệm độc chất; tác chiến; trinh sát; thông tin phục vụ công tác bảo vệ; đặc nhiệm; cơ động;

- Cán bộ, chiến sĩ không giữ chức vụ có cấp bậc hàm Thượng úy, Đại úy hoặc có mức lương tương đương cấp bậc hàm Thượng úy, Đại úy trừ những đối tượng hưởng mức 30%;


20%

- Cán bộ, chiến sĩ trực tiếp phục vụ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cán bộ, chiến sĩ không giữ chức vụ có cấp bậc hàm từ Thiếu tá hoặc có mức lương tương đương cấp bậc hàm Thiếu tá trở lên; trừ trường hợp hưởng mức 30% và 25%

15%

Các đối tượng còn lại

Ngoài ra theo Điều 5 Nghị định 90/2018/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ hy sinh, bị thương trong khi làm nhiệm vụ thì khi cán chiến sĩ, cán bộ trong lực lượng cảnh vệ bị thương hoặc hi sinh trong khi làm nhiệm vụ sẽ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật Công an nhân dân 2018, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 và các quy định của pháp luật hiện hành.

Trân trọng!

Lực lượng cảnh vệ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Lực lượng cảnh vệ
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025: Bao nhiêu tuổi được tham gia lực lượng Cảnh vệ? Đối tượng nào được cảnh vệ?
Hỏi đáp Pháp luật
Để được tuyển chọn vào lực lượng Cảnh vệ thì cần có văn bằng, chứng chỉ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lực lượng cảnh vệ trực thuộc cơ quan nào? Nữ có thể tham gia vào lực lượng cảnh vệ không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lực lượng cảnh vệ
Chu Tường Vy
683 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào