Hướng dẫn về chế độ tiền lương đối với người lao động làm việc hợp đồng tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 68?

Cho tôi hỏi người lao động làm việc hợp đồng tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 68 thì trả lương như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc!

Hướng dẫn về chế độ tiền lương đối với người lao động làm việc hợp đồng tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 68?

Ngày 02 tháng 03 năm 2023, Bộ Công thương ban hành Công văn 1074/BCT-TCCB năm 2023 về thực hiện chính sách đối với người lao động.

Theo Công văn 1074/BCT-TCCB năm 2023 thì Bộ Công thương có ý kiến như sau:

Ngày 30 tháng 12 năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị định 111/2022/NĐ-CP về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập (có hiệu lực kể từ ngày 22/02/2023) thay thế Nghị định 68/2000/NĐ-CP và Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP.

Đồng thời tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định về các công việc thực hiện hợp đồng lao động tại các đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

Các công việc thực hiện hợp đồng
1. Các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan, gồm:
a) Lái xe, bảo vệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Lễ tân, phục vụ; tạp vụ; trông giữ phương tiện; bảo trì, bảo dưỡng, vận hành trụ sở, trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Công việc hỗ trợ, phục vụ khác thuộc danh mục vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập không được xác định là công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
...

Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định về quyền lợi của người lao động làm việc theo hợp đồng tại các đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ
...
2. Quyền lợi của người lao động
a) Người lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này được hưởng tiền lương và các chế độ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Tiền lương trong hợp đồng lao động áp dụng một trong hai hình thức: Áp dụng mức tiền lương theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật lao động hoặc áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức phù hợp với khả năng ngân sách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trường hợp thỏa thuận áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức thì các loại phụ cấp được hưởng (nếu có) được tính vào tiền lương; chế độ nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến tiền lương thực hiện như công chức, viên chức;
b) Người lao động quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này không được tính trong biên chế được cấp có thẩm quyền giao, được áp dụng chế độ, chính sách theo quy định tại Mục II Chương II Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các quy định khác của pháp luật về chế độ, chính sách đối với công chức; khi thôi đảm nhiệm các công việc quy định tại khoản 2 Điều 4 thì không tiếp tục được hưởng chế độ, chính sách quy định tại điểm này và chuyển sang thực hiện ký hợp đồng lao động để làm công việc hỗ trợ, phục vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này nếu người lao động có nhu cầu. Việc tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm và các nội dung khác liên quan đến công tác cán bộ thực hiện theo quy định của người đứng đầu cơ quan quản lý;
c) Người lao động làm các công việc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định này được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
...

Theo đó, việc chi trả tiền lương đối với người lao động được căn cứ theo khoản 2 điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP và thuộc thẩm quyền quyết định của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Trong trường hợp đơn vị áp dụng mức tiền lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động cần căn cứ các quy định tại Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản pháp luật hiện hành.

Hướng dẫn về chế độ tiền lương đối với người lao động làm việc hợp đồng tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 68?

Hướng dẫn về chế độ tiền lương đối với người lao động làm việc hợp đồng tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 68? (Hình từ Internet)

Điều kiện để ký hợp đồng lao động tại các đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định về hình thức, các loại hợp đồng và điều kiện ký kết hợp đồng như sau:

Hiện nay có 02 hình thức hợp đồng khi làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập như hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ, điều kiện để ký kết hợp đồng như sau:

- Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập: Phải có nhu cầu ký kết hợp đồng thực hiện các công việc thực hiện hợp đồng và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật;

- Đối với tổ chức cung cấp dịch vụ: Phải đáp ứng đầy đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, bảo đảm chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động và quy định của pháp luật khác có liên quan;

- Đối với cá nhân: Phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định đối với trường hợp cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ hoặc đối với trường hợp cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ.

Thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

- Đối với cơ quan hành chính: Người đứng đầu cơ quan hành chính mà cơ quan hành chính này được xác định là đầu mối được giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính từ ngân sách nhà nước là người có thẩm quyền ký hợp đồng và quyết định số lượng hợp đồng hoặc có thể phân cấp, ủy quyền bằng văn bản cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện.

- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là người có thẩm quyền ký hợp đồng. Trường hợp không trực tiếp ký hợp đồng thì có thể ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản.

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền ký hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ như sau:

- Đối với đơn vị nhóm 1, đơn vị nhóm 2 và đơn vị nhóm 3 tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên: Người đứng đầu đơn vị hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng.

- Đối với đơn vị nhóm 3 tự bảo đảm từ 10% đến dưới 70% chi thường xuyên và đơn vị nhóm 4: Người có thẩm quyền ký hợp đồng làm việc với viên chức theo quy định của pháp luật về viên chức hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng.

- Đối với ký kết hợp đồng dịch vụ: Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp ký hợp đồng theo đề xuất của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký.

Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền thì thực hiện ký hợp đồng sau khi báo cáo và được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chu Tường Vy
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào