Theo quy định hiện nay cần nộp bao nhiêu tiền để bị can được tại ngoại?
Trường hợp nào bị can được tại ngoại?
Theo quy định pháp luật về hình sự, hiện nay không có quy định giải thích thuật ngữ "tại ngoại" cũng như sử dụng thuật ngữ này trong các Điều luật.
Trên thực tế, theo thủ tục tố tụng hình sự, trường hợp người có quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát thì thì Cơ quan điều tra sẽ tiến hành tạm giam bị can để thực hiện các công tác điều tra, nhằm tránh các trường hợp bỏ trốn hay tiếp tục thực hiện các hành vi vi phạm.
Tuy nhiên trong một số trường hợp theo luật quy định, Cơ quan điều tra có thể xem xét không tạm giam thì đây chính là trường hợp tại ngoại.
Căn cứ theo quy định khoản 4 Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tạm giam cụ thể như sau:
Tạm giam
.....
4. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:
a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
b) Tiếp tục phạm tội;
c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;
d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 121 và Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về bảo lĩnh và đặt tiền để bảo đảm là 02 biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam.
Chính vì vậy, bị can được tại ngoại khi đáp ứng đủ các yêu cầu áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác như bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm và thuộc các trường hợp như sau:
- Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
- Người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng.
*Lưu ý: Không áp dụng đối với các trường hợp:
- Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
- Tiếp tục phạm tội.
- Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;
- Bị can về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Theo quy định hiện nay cần nộp bao nhiêu tiền để bị can được tại ngoại? (Hình từ Internet)
Theo quy định hiện nay cần nộp bao nhiêu tiền để bị can được tại ngoại?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định về mức tiền đặt để bảo đảm như sau:
Mức tiền đặt để bảo đảm
1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, nhưng không dưới:
a) Ba mươi triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) Một trăm triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) Hai trăm triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) Ba trăm triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
......
Như vậy, trường hợp bị can được áp dụng các biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm thay cho tạm giam thì số tiền cần nộp để tại ngoại được quy định cụ thể như sau:
- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng: không dưới 30 triệu đồng.
- Đối với tội phạm nghiêm trọng: không dưới 100 triệu đồng.
- Đối với tội phạm rất nghiêm trọng: không dưới 200 triệu đồng.
- Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: không dưới 300 triệu đồng.
Mức tiền nộp cụ thể sẽ do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định.
*Đối với một số trường hợp, số tiền tối thiểu cần nộp để bị can tại ngoại sẽ bằng 1/2 số tiền nêu trên được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC
Thủ tục nộp tiền xin để bị can được tại ngoại được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC, thủ tục nộp tiền xin tại ngoại cho bị can được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp đơn đề nghị
- Nộp đơn đề nghị bằng văn bản gửi đến cơ sở giam giữ hoặc gửi trực tiếp với cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án về việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can, trừ trường hợp:
(1) Bị can dùng thủ đoạn xảo quyệt, phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
(2) Bị can là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
(3) Bị tạm giam trong trường hợp bị bắt theo lệnh, quyết định truy nã.
(4) Phạm nhiều tội.
(5) Phạm tội nhiều lần.
*Các chủ thể có quyền làm đơn đề nghị được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC
Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị của bị can, cơ sở giam giữ có trách nhiệm chuyển đến cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án (đối với trường hợp nộp qua cơ sở giam giữ)
Bước 3: Đơn đề nghị được gửi trực tiếp đến cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án.
Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn đề nghị và các giấy tờ có liên quan, cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án có trách nhiệm xem xét và căn cứ vào nhiều yếu tố quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm cho bị can tại ngoại.
Bước 5: Thông báo cho bị can nếu thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?