Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có được hưởng chế độ ốm đau không?

Cho hỏi: Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có được hưởng chế độ ốm đau không? Câu hỏi của chị Chúc (Ninh Thuận)

Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có được hưởng chế độ ốm đau không?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau cụ thể như sau:

Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:
a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
b) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
c) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất.
b) Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó, tại Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về đối tượng áp dụng chế độ ốm đau, gồm người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

Từ quy định trên có thể thấy điều kiện để người lao động hưởng chế độ ốm đau phải là người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc hoặc tự hủy hoại sức khỏe.

Bên cạnh đó, đối tượng áp dụng chế độ ốm đau đều là người lao động đang làm việc và quy định hiện hành không đề cập đối tượng là người lao động đang hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ ốm đau.

Từ những phân tích trên thì người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ không đủ điều kiện để hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật.

Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có được hưởng chế độ ốm đau không?

Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có được hưởng chế độ ốm đau không? (Hình từ Internet)

Pháp luật quy định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào?

Theo quy định tại Điều 46 Luật Việc làm 2013 pháp luật quy định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

- Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

- Trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.

- Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Người đang hưởng lương hưu hằng tháng có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Căn cứ theo Điều 53 Luật Việc làm 2013 quy định về việc tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

Tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này.
2. Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian được hưởng theo quyết định thì tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này.
3. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Tìm được việc làm;
c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
d) Hưởng lương hưu hằng tháng;
đ) Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;
e) Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
g) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
i) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
k) Chết;
l) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
m) Bị tòa án tuyên bố mất tích;
n) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
...

Như vậy, đối với trường hợp người đang hưởng lương hưu hằng tháng sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hưởng trợ cấp thất nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo về việc không được hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ bao nhiêu tuổi trở lên không thông báo tình trạng việc làm vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo các bước nào 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo các bước nào 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đi nghĩa vụ quân sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa tại TP HCM hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh là ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có việc làm?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hưởng trợ cấp thất nghiệp
Nguyễn Trần Cao Kỵ
2,780 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào