Sinh viên là người dân tộc thiểu số được hỗ trợ kinh phí học tập là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi sinh viên là người dân tộc thiểu số được hỗ trợ kinh phí học tập là bao nhiêu? Câu hỏi từ chị Châu (Hà Giang)

Sinh viên là người dân tộc thiểu số được hỗ trợ kinh phí học tập khi đáp ứng các điều kiện nào?

Căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC quy định điều kiện được hưởng chính sách:

Điều kiện được hưởng chính sách
Để được hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học tập, sinh viên phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ.
2. Thi đỗ vào học đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng tại năm tham dự tuyển sinh theo đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Như vậy, sinh viên là người dân tộc thiểu số được hỗ trợ kinh phí học tập khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ.

- Thi đỗ vào học đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quy chế tuyển sinh đại học.

Mẫu đơn hỗ trợ kinh phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số?

Sinh viên là người dân tộc thiểu số được hỗ trợ kinh phí học tập là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Sinh viên là người dân tộc thiểu số được hỗ trợ kinh phí học tập là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC quy định mức hỗ trợ:

Mức hỗ trợ
Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên; số năm được hưởng hỗ trợ chi phí học tập theo thời gian đào tạo chính thức.

Lưu ý: Mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 đồng/tháng (Căn cứ Nghị định 24/2023/NĐ-CP)

Theo quy định trên, mức hỗ trợ kinh phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số bằng 60% mức lương cơ sở tương đương 1.080.000 đồng.

Sinh viên được hỗ trợ kinh phí học tập được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên và số năm được hưởng hỗ trợ chi phí học tập theo thời gian đào tạo chính thức.

Trình tự, thủ tục hỗ trợ kinh phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số?

Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC quy định trình tự, thủ tục hỗ trợ kinh phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số như sau:

Bước 1: Cơ sở giáo dục thông báo cho sinh viên về chính sách hỗ trợ kinh phí học tập.

Trong vòng 30 ngày kể từ khi khai giảng năm học, cơ sở giáo dục đại học thông báo cho sinh viên học tại cơ sở giáo dục về chính sách hỗ trợ chi phí học tập, thời gian nộp hồ sơ và hướng dẫn sinh viên nộp một bộ hồ sơ theo quy định sau:

- Đối với sinh viên học tại cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập: gửi hồ sơ về phòng Lao động Thương binh - Xã hội cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là phòng Lao động Thương binh - Xã hội) nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú.

- Đối với sinh viên học tại cơ sở giáo dục đại học công lập: gửi hồ sơ về cơ sở giáo dục đại học công lập nơi sinh viên theo học.

Hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập: Tải về

- Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (bản sao có công chứng);

- Giấy khai sinh (bản sao có công chứng);

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

- Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập:

+ Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học công lập tổ chức quy trình thẩm định, đối chiếu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ;

+ Tổng hợp, lập danh sách và dự toán kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên.

+ Báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp kiểm tra, phê duyệt, tổng hợp gửi cơ quan tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập:

+ Xác nhận vào đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị của sinh viên.

+ Hướng dẫn sinh viên nộp hồ sơ quy định về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú) để thẩm định, phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng chính sách và xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên gửi cơ quan tài chính cùng cấp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Thủ trưởng cơ sở giáo dục giáo dục đại học ngoài công lập chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung ghi trên giấy xác nhận của sinh viên.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào