Không được bổ nhiệm kế toán trưởng trong trường hợp nào?
Không được bổ nhiệm kế toán trưởng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Kế toán trưởng, phụ trách kế toán
1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.
2. Phụ trách kế toán:
a) Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán.
b) Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.
.....
Như vậy, thông qua các quy định trên, việc bổ nhiệm kế toán trưởng được thực hiện tại các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước. Về nguyên tắc, mỗi đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng, tuy nhiên với trường hợp như sau sẽ không được bổ nhiệm kế toán trưởng cụ thể:
- Đơn vị kế toán nhà nước chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm.
- Đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn.
Không được bổ nhiệm kế toán trưởng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Kế toán trưởng phải đáp ứng các điều kiện nào?
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng, phụ trách kế toán cụ thể như
Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng, phụ trách kế toán
1. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn quy định tại điểm a, c, d khoản 1 Điều 54 Luật kế toán và không thuộc các trường hợp không được làm kế toán theo quy định tại Điều 19 Nghị định này. Bộ Tài chính quy định về việc tổ chức, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ kế toán trưởng.
2. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên, bao gồm:
....
3. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên, bao gồm:
......
Theo đó, kế toán trưởng phải đáp ứng các điều kiện như sau:
(1) Đáp ứng các tiêu chuẩn chung:
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.
- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
(2) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng.
(3)Thời gian công tác thực tế về kế toán:
- Ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên.
- Ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
(4) Trình độ đào tạo tương ứng với đơn vị kế toán mà mình phụ trách quy định chi tiết tại khoản 2, khoản 3 Điều 21 Nghị định 174/2016/NĐ-CP
Kế toán trưởng có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
Theo quy định tại Điều 55 Luật Kế toán 2015, kế toán trưởng có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
Thứ nhất: Kế toán trưởng có trách nhiệm như sau:
- Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;
- Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;
- Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
Thứ hai: Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
Thứ ba: Đối với kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, còn có những quyền dưới đây:
- Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ.
- Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng.
- Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định.
- Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị.
Trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?