Người đại diện theo pháp luật của cá nhân bao gồm những ai?
Người đại diện theo pháp luật của cá nhân bao gồm những ai?
Tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định người đại diện theo pháp luật của cá nhân bao gồm:
(1) Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
(2) Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
(3) Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện (1), (2)
(4) Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Người đại diện theo pháp luật của cá nhân bao gồm những ai? (Hình từ Internet)
Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm những ai?
Tại Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định đại diện theo pháp luật của pháp nhân như sau:
Đại diện theo pháp luật của pháp nhân
1. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:
a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;
b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;
c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
2. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật này.
Như vậy, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:
- Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;
- Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;
- Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
Thời hạn đại diện được xác định là bao lâu?
Tại Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thời hạn đại diện như sau:
Thời hạn đại diện
1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:
a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận;
b) Thời hạn ủy quyền đã hết;
c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
...
Như vậy, thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên nếu không xác định được thời hạn đại diện trên thì:
Trường hợp 1: Quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể
Thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
Trường hợp 2: Quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể:
Thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
Người đại diện có bắt buộc phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình hay không?
Tại Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về phạm vi đại diện như sau:
Phạm vi đại diện
1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.
Như vậy, người đại diện bắt buộc phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình theo các căn cứ của:
- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
- Điều lệ của pháp nhân;
- Nội dung ủy quyền;
- Quy định khác của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người đại diện theo pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?
- Yêu cầu chung đối với việc lắp đặt hệ thống LPG theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7467:2005?
- Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
- Ký hiệu và phân lớp các yếu tố nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo Thông tư 08/2024/TT-BTNMT?