Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế hiện nay quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi về cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế gồm những bộ bận nào? Mong được giải đáp thắc mắc!

Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế hiện nay quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 110/QĐ-BTC năm 2019 được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 812/QĐ-BTC năm 2021 quy định về cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế như sau:

1) Chi cục Thuế có số thu trên 1000 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu và thu từ đất); quản lý trên 5000 doanh nghiệp được tổ chức các Đội sau:

- Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế.

- Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học.

- Đội Kiểm tra nội bộ.

- Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế.

- Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế.

- Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ.

- Đội Trước bạ và thu khác.

- Không quá 03 Đội Kiểm tra thuế.

- Không quá 08 Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường và đảm bảo không cao hơn số lượng Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường hiện có của đơn vị.

2) Chi cục Thuế có số thu từ 300 tỷ đồng/năm đến 1000 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu và thu từ đất); quản lý từ 5000 doanh nghiệp trở xuống hoặc chỉ đáp ứng 01 trong 02 tiêu chí là doanh thu trên 1000 tỷ đồng/năm hoặc quản lý trên 5000 doanh nghiệp được tổ chức các Đội sau:

- Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế - Trước bạ - Thu khác.

- Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học - Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế.

- Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ.

- Không quá 02 Đội Kiểm tra thuế (bao gồm thực hiện nhiệm vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế).

- Không quá 06 Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường và đảm bảo không cao hơn số lượng Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường hiện có của đơn vị

3) Chi cục Thuế có số thu từ 50 tỷ đồng/năm đến dưới 300 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu và thu từ đất) được tổ chức các Đội sau:

- Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ.

- Đội Nghiệp vụ Quản lý thuế (Tuyên truyền - Hỗ trợ - Nghiệp vụ - Dự toán - Kê khai - Kế toán thuế - Tin học - Trước bạ và thu khác).

- Đội Kiểm tra thuế (bao gồm thực hiện nhiệm vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế).

- Không quá 03 Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường và đảm bảo không cao hơn số lượng Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường hiện có của đơn vị.

4) Chi cục Thuế có số thu dưới 50 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu và thu từ đất) được tổ chức 02 Đội:

- Đội Tổng hợp (Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ - Nghiệp vụ - Dự toán).

- Đội Nghiệp vụ quản lý thuế (Tuyên truyền - Hỗ trợ - Quản lý nợ - Kiểm tra thuế - Kê khai - Kế toán thuế - Tin học - Trước bạ và thu khác - Quản lý thuế xã phường/liên xã, phường).

5) Chi cục Thuế có số thu trên 5.000 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu và thu từ đất); quản lý trên 10.000 doanh nghiệp được tổ chức các Phòng (tương đương đội thuộc Chi cục Thuế) sau:

- Phòng Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ;

- Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế;

- Phòng Kê khai - Kế toán thuế - Tin học;

- Phòng Kiểm tra nội bộ;

- Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế;

- Phòng Trước bạ và thu khác;

- Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế;

- Không quá 05 Phòng Kiểm tra thuế;

- Không quá 04 Phòng Quản lý hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh.

Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế hiện nay quy định như thế nào?

Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế hiện nay quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc Chi cục thuế có nhiệm vụ cụ thể nào?

Căn cứ theo Mục 8 Phần 1 Quy định chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuộc Chi cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 245/QĐ-TCT năm 2019 hướng dẫn về nhiệm vụ của Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế như sau:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế thu tiền nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp trên địa bàn;

- Tổ chức thu thập thông tin về người nộp thuế còn nợ tiền thuế; đề xuất biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp; cung cấp thông tin về tình hình nợ thuế theo yêu cầu của các cơ quan pháp luật và theo chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục Thuế; cung cấp danh sách các tổ chức và cá nhân chây ỳ nợ thuế để thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; cung cấp thông tin dữ liệu nợ thuế sai sót đến các bộ phận có liên quan để phối hợp xử lý;

- Thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thu hồi tiền thuế nợ, tiền phạt vào ngân sách nhà nước; thực hiện xác nhận tình trạng nợ ngân sách nhà nước trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, hoàn thuế;

- Theo dõi tình hình kê khai, nộp thuế của người nộp thuế, phân loại nợ thuế theo quy định; phân tích tình trạng nợ thuế của từng người nộp thuế trên địa bàn; Cung cấp thông tin dữ liệu nợ thuế sai sót đến các bộ phận có liên quan để phối hợp xử lý;

- Tham mưu, đề xuất xử lý, thẩm định trình cấp có thẩm quyền giải quyết hoặc quyết định theo thẩm quyền các hồ sơ xin gia hạn thời hạn nộp thuế; khoanh nợ, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; miễn tiền chậm nộp thuế; không tính tiền chậm nộp thuế;

- Theo dõi kết quả xử lý nợ của cơ quan thuế cấp trên và thực hiện các quyết định xử lý nợ đối với người nộp thuế thuộc Đội Thuế quản lý;

- Thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định; hướng dẫn người nộp thuế lập hồ sơ xử lý nợ thuế; lập hồ sơ đề nghị cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ trình Lãnh đạo Chi cục Thuế ra quyết định và thực hiện cưỡng chế theo thẩm quyền hoặc tham mưu, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền, thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ theo quy định;

- Thực hiện xác nhận nợ thuế cho người nộp thuế theo quy định; điều chỉnh tiền chậm nộp do sai sót vào ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS); xử phạt vi phạm đối với người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế trên 90 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày kết thúc thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;

- Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế;

- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao.

Ai là người quyết định biên chế của Chi cục Thuế?

Căn cứ theo Điều 5 Quyết định 110/QĐ-BTC năm 2019 quy định về biên chế và kinh phí như sau:

Biên chế và kinh phí
1. Biên chế của Chi cục Thuế do Cục trưởng Cục Thuế quyết định trong tổng biên chế được giao.
2. Kinh phí hoạt động của Chi cục Thuế được cấp từ nguồn kinh phí của Cục Thuế.

Theo đó, Cục trưởng Cục Thuế sẽ là người quyết định biên chế của Chi cục Thuế trong tổng biên chế được giao.

Trân trọng!

Chi cục Thuế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chi cục Thuế
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu công văn hỏi đáp gửi Chi cục thuế mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế hiện nay quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chi cục Thuế
Chu Tường Vy
1,433 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chi cục Thuế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào